Hôm nay,  

Kêu Trời, Khóc Đất

20/08/200200:00:00(Xem: 4400)
Bạn,
Theo báo Lao Động, tại khu vực phía đông huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, 100 ngàn dân ở đây đang kêu trời khóc đất vì đã 5-6 tháng nay, cả khu luôn bị “khát nước”. Một phóng viên ghi nhận tình cảnh khốn khổ này như sau.
Tại Bình Sơn, PV hỏi trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Sơn Trương Quang Ấn: “Các xã của huyện hiện nay chống hạn cho lúa và hoa màu bằng cách gì"”. Ông Ấn nói tỉnh queo: “Chống khát cho người đã vã mồ hôi, lấy nước đâu mà cứu lúa"”. Rồi ông thở dài: “Các xã phía đông huyện Bình Sơn do nước thuỷ lợi Thạch Nham không vươn tới được nên vụ mùa chỉ có cây lúa gieo là chính. Trời không mưa, vãi lúa giống trên đất nóng, khác nào bỏ vào chảo lửa để rang"”. Theo “lịch thời vụ” thì lúa gieo chậm nhất là đến Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5) phải kết thúc. Đến nay, Đoan ngọ đã qua hơn 2 tháng mà trên 1,100ha đất lúa gieo khu đông Bình Sơn vẫn trống trơn. Đúng ra là cách đây nửa tháng, một vài nơi ở khu đông Bình Sơn cũng có dông vài nơi. Đất chưa kịp ướt, sợ trễ mùa vụ nên bà con nông dân trong vùng vội vã tung giống xuống đồng. Nhoáng một cái, họ đã phủ kín đến 500ha. Báo hại, trời đột ngột trở lại “bệnh” cũ: “Đêm không mưa, ngày nắng”. Nắng thẳng một lèo đến nửa tháng. Thế là giống dành cho 500ha lúa gieo thành mồi của chim và chuột.

Phóng viên lại hỏi ông Ấn: “Thế, mấy tháng nay người dân lấy nước ở đâu để uống"”. Thay câu trả lời, ông Ấn vạch một đường thẳng băng trên tấm bản đồ rồi dừng lại ở nơi sát mép biển: “Đi chừng mười lăm cây số nữa là đến chỗ này, sẽ rõ mọi chuyện. Dân đi lấy nước uống như đi lấy nước “thánh”. Địa chỉ mà ông Ấn giới thiệu là thôn An Cường, xã Bình Hải. Đến đầu thôn là thấy một đàn bò chừng mười con, “da bụng đụng da lưng”, đang nhai nước bọt, mắt đăm đăm về phía bàu Chiếu, nơi tiếp giáp với biển. Chúng đang bị cơn khát hành hạ. Nước thì thấy đấy nhưng là nước lợ (dân ở đây gọi là “nước chè hai”) nên đành đứng nhìn mà nuốt nước bọt thôi. Trôi ngược về phía phóng viên là đoàn người đi lấy nước ngọt. Quang gánh có, xe đạp có, xe máy cũng có. Mỗi người đèo theo 2 can (loại 10 lít) đựng nước và một vỏ chai nước khoáng nhựa bị cắt khúc đít dùng làm phễu.
PV hỏi một cháu bé đi theo đoàn người lấy nước: “Sao không mang 3-4 can to một thể cho tiện"”. Cô bé nhìn PV như nhìn người ngoài hành tinh: “Mang can bự (lớn) để người ở nhà khát nước mà chết à"”. Trả lời “phang ngang” kiểu đó quả là đánh đố người hỏi. Khi “mục sở thị” cảnh lấy nước ngọt của người dân, PV mới vỡ lẽ. Họ phải múc từng nửa ca nước một như múc nước mắm rồi đổ vào can. Chị Nguyễn Thị Ba, chờ từ 3 giờ sáng vẫn chưa tới lượt mình, PV nhìn đồng hồ: Gần 11 giờ trưa. Vậy là chị Ba ngồi đây suốt 8 tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa “hoàn thành nhiệm vụ”. Chị bảo: “Từ 4 tháng nay, ngày nào cũng vậy, mỗi nhà phải cử một người chuyên lo chuyện nước. Người đó vừa khoẻ lại vừa khéo. Khoẻ để gánh hoặc chở nước về, khéo để gạn làm sao cho nước ít cáu bẩn”. Nhìn cảnh “đợi đến lượt” của chị Ba, PV chợt rùng mình. Dân An Cường bây giờ xếp hàng đi lấy nước ngọt chẳng khác cảnh xếp hàng mua gạo mấy mươi năm trước.
Bạn,
Cũng theo báo Lao Động, năm nay là đỉnh hạn ở vùng đông Bình Sơn nhưng hạn hán vẫn luôn đe doạ thường xuyên vùng đất này mỗi mùa khô đến. Và bản tin dự báo thời tiết hàng ngày khu vực Quảng Ngãi vẫn chỉ một câu quen thuộc: “Đêm không mưa, ngày nắng”!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.