Hôm nay,  

Quà Lưu Niệm Festival Huế

09/04/200200:00:00(Xem: 4663)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, Festival Huế 2002 sẽ diễn ra từ 4 đến 15/5 với nhiều buổi trình diễn văn nghệ cổ truyền và thời trang Việt Nam. Điều đặc biệt là quà lưu niệm chính thức của lễ hội này là búp bê gỗ, tre Việt Nam một nữ giáo viên cùng gia đình thiết kế. Câu chuyện về sản phẩm nghệ thuật này được báo Tuổi Trẻ ghi lại như sau.

Búp bê gỗ, tre VN là thành quả của một gia đình. Thân búp bê được tiện từ gỗ, sơn trắng hoặc nhiều màu sắc khác, hai vạt áo được vót từ tre đã qua xử lý mối mọt, sơn màu và vẽ hoa lá hay cảnh đẹp từ khắp mọi miền VN, tóc làm từ len, đầu đội nón hay chít khăn mỏ quạ, cao chừng 10-12 cm.

Người nghĩ ra cách làm búp bê này là bà Ngô Thị Anh Thư vốn là giáo viên dạy môn sinh vật cấp 3, trường Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, rồi Marie Curie, chồng là kỹ sư chế biến gỗ. Những lúc rảnh rỗi, ông bà nghĩ nên tạo ra một đồ vật gì để cả nhà cùng tham gia làm. Và búp bê là đồ vật mà bà Thư nghĩ đến trước nhất. Trong thời gian đầu (năm 1996), búp bê được làm hoàn toàn bằng thủ công, bằng gỗ vụn và chỉ dùng để trưng bày trong nhà, bạn bè đến thăm thấy đẹp bà tặng ngay. Chính những người bạn động viên bà hay thử gửi bán ở các cửa hàng. Nhìn qua sản phẩm, các chủ cửa hàng đề nghị bà làm thử các búp bê mang đặc điểm thuần Việt Nam để bán cho du khách nước ngoài.

Sau một thời gian dài cân nhắc để chọn lựa những góp ý thiết thực của các thành viên trong gia đình, có cả người thân ở Huế, búp bê hiện nay đã hoàn chỉnh: thân búp bê tiện bằng gỗ tận dụng, hai tà áo được làm bằng hai thanh tre dát mỏng thay vì bằng gỗ cho ra chủng loại búp bê nữ, búp bê "Tuấn chàng trai nước Việt", búp bê cô dâu, chú rể. Và hiện nay chủng loại đa dạng hơn, đó là búp bê quan họ; vợ chồng nông dân miền Bắc, vợ chồng nông dân miền Trung; búp bê miền Nam và búp bê dân thiểu số miền núi.

Để việc thể hiện từng miền, từng vùng chính xác, cả gia đình phải tham khảo trên sách báo rất nhiều. Trang trí trên hai tà áo búp bê miền Bắc vẽ hình ảnh chùa Một Cột, Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn và hình ảnh cô gái quan họ với chiếc áo tứ thân...; miền Trung là hình ảnh các đền đài, lăng tẩm ở Huế, Hội An, Mỹ Sơn của Quảng Nam... Và miền Nam với những chiếc áo bà ba, khăn quàng.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều búp bê với hình dáng tương tự được làm bằng chất liệu poly, sản xuất hàng loạt nên giá thành hạ nhưng độ tinh xảo và hồn búp bê không có. Do đó khách du lịch và khách hàng trong nước vẫn rất yêu thích những nét rất đặc trưng của người VN thể hiện trên mỗi con búp bê. Nhận xét về giá trị nghệ thuật của búp bê này, một họa sĩ người Nhật tên là Iwabuchi đã phát biểu rằng "chỉ cần nhìn vào sự tinh xảo, tinh tế và sâu sắc của sản phẩm búp bê gỗ, tre Việt Nam, khách như thấy được tấm lòng người thực hiện nó."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.