Hôm nay,  

Mơ Ước Của Người Xa Quê

18/02/200200:00:00(Xem: 4240)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo quốc nội, từ ngày mồng Bốn đến mồng 6 Tết, các chuyến tàu từ miền Bắc và miền Trung vào Sài Gòn đều đông nghẹt hành khách mà phần lớn thuộc thành phần dân lao động đi làm thuê ở Sài Gòn. Suốt một năm bán sức người để đổi lấy áo cơm, họ dành dụm được ít tiền để về quê đoàn tụ với gia đình trong ba ngày Tết và bây giờ lại tiếp tục tha phương cầu thực. Với những người vì cuộc sống mà phải xa quê thì mơ ước lớn nhất của họ là được trở về nhà trong ba ngày Tết. Mái nhà mà cha mẹ đang sống là hình ảnh đã “đi” theo họ trong suốt những tháng ngày tất bật mưu sinh ở phương xa, đã réo gọi họ tìm cách trở về. Qua lá thư này, mời bạn nghe tâm tình của một nữ độc giả báo Tuổi Trẻ về ghi lại nỗi mơ ước của người xa quê qua đoạn ghi chép như sau.
Có lẽ một trong những hạnh phúc lớn nhất của con người VN là được trở về nhà trong ba ngày tết. Khi còn trẻ, nơi quay về là mái nhà cha mẹ, nơi ta cất tiếng khóc chào đời, nơi đâu đó trong góc vườn hay mé sân, cái cuống rốn nhỏ xíu của ta được cha mẹ gói ghém và chôn giữ. Mỗi khi trở về, ta thấy sung sướng đến rưng rưng khi thấy mẹ cha còn lưu giữ trọn vẹn những kỷ niệm tuổi thơ của một đàn con. Để rồi ta lại có dịp khoe với người ta yêu và với những núm ruột của ta: chỗ này, từng mắc một chiếc võng đan bằng dây bố đu đưa kẽo kẹt mà người mẹ tảo tần đã thức ru những đứa con hay khóc về đêm; trên chiếc cầu chênh vênh này cô bé tung tăng chân sáo đã té ùm xuống sông và suýt bị dòng nước chảy xiết cuốn đi; nơi cái sàn lản làm bằng thân cây cô bé bướng bỉnh đã cầm dao cứa vào cổ tay mình cho đến khi cha mẹ phải cho cô cùng các anh trai lội vào rừng tìm trứng rắn.

Khi không còn trẻ nữa, khi trên đầu đã có những sợi tóc bạc, nhớ nhà, ta còn nhớ đến mái tóc màu sương của mẹ cha và cả những di ảnh mịt mờ năm tháng của ông bà đặt trên bàn thờ và dường như còn giữ được mùi nhang trầm tỏa nhè nhẹ. Khi không còn trẻ, nỗi nhớ canh cánh với nỗi lo. Lo trái gió trở trời. Lo mây dày thêm nơi mắt mẹ. Lo vết thương nơi bả vai của cha đau nhức hơn trong những ngày trở lạnh. Lo cái vòng quay ngắn ngủi của một kiếp người. Rồi lại thấy sợ. Sợ cái màu thời gian bạt trên bia mộ và những cơn gió hoang rùng rùng rượt đuổi nơi nghĩa địa um tùm cỏ dại. Khi không còn trẻ, ta hay gọi phonevề nhà. Nghe được tiếng nói của cha của mẹ, ta lại ngẩn ngơ và tự trách. Giá như đừng có phương tiện liên lạc này, ta đã có thể trở về nhà và được tận tay nhỏ những giọt thuốc vào những con mắt mờ xót của mẹ, được lấy dầu xoa nhè nhẹ lên bả vai đau nhức của cha. Khi không còn trẻ, ta không còn nôn nao ao ước được nhìn thấy cái camera gắn liền với chiếc điện thoại hiện đại.
Khi trên đầu đủ hai thứ tóc, cái camera tâm tưởng thường được mở ra. Nó năng hoạt động, rất ít khi chịu nghỉ ngơi, khiến ta không nguôi nhớ. Nhớ cái còn cái mất không chỉ là của riêng ta và của những người máu mủ ruột rà. Nhớ những giấc mơ đẹp đến quặn lòng. Nhớ, lại nhớ. Nhiều lúc quay quắt nhớ.
Bạn,
Nữ độc giả báo TT viết tiếp: “Khi không còn trẻ, ta lại sợ xa nhà, ngay cả khi đang được ở nhà, đang cùng mẹ, cùng cha và những người thân yêu thắp những nén hương cắm lên bàn thờ ông bà tổ tiên và bịn rịn tiễn đưa năm cũ.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.