Hôm nay,  

Chuyện Núi Thần Đinh

3/9/200400:00:00(View: 5837)
Bạn,
Sử sách ghi lại rằng, tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung, có núi Thần Đinh từng là điểm du ngoạn yêu thích của các bậc đế vương như Lê Thánh Tông (1470), Minh Mạng (1831). Và người dân ở đây một mực tin rằng, vua Càn Long của xứ sở Trung Hoa rộng lớn cũng đã từng đặt chân đến nơi này. Tương truyền, trên núi Thần Đinh có một cái Giếng Tiên, không có đáy và không bao giờ cạn. Chỉ cần uống một ngụm nước Giếng Tiên sẽ khoẻ mạnh suốt đời, không vướng lo bệnh tật. Báo GDTĐ viết về núi này như sau.
Núi Đinh thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình. Gần 1300 bậc đá mà người xưa đã có công ghè đẽo nay như lẫn giữa những đám rêu phong và thảm lá khô mục nát. Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ giữa muôn trùng núi đá, giữa mênh mang non nước tạo ra thế "sơn hoà, thuỷ hoà, thiên địa chi hoà ứng" (Theo Ô-Châu-Mạn-Lục đời Đại -Phúc -Nguyên). Đỉnh núi nơi đây không trải theo chiều rộng mà vút cao khiến ta chuếnh choáng.
Đến chân núi Thần Đinh, người ta đã thấy dấu tích của các nhà sư hàng trăm năm trước: Những bệ đá ngồi thiền vẫn còn nguyên.

Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2 có viết: "Núi Thần Đinh cách huyện Phong Lộc 20 dặm về phía nam, núi đá cao chót vót, trên núi có Chùa Kim Phong (Chùa Non)". Đúng như sử sách ghi lại, Chùa Kim Phong vẫn còn dấu tích núp dưới tán của một cây cổ thụ xanh rì. Chùa có diện tích 128 m2, ngày xưa có 8 gian, cạnh chùa còn có những bãi đất rộng để trồng hoa. Những chiếc chuông chùa bằng đồng, bệ đẽo bằng đá đến nay vẫn còn được lưu giữ. Cách Chùa Kim Phong không xa là ngôi miếu cổ gần như nguyên vẹn với những đường cong của mái miếu. Người ta khó có thể hình dung được các nhà sư đã xây dựng khu chùa như thế nào ở độ cao 342m. Giếng Tiên trên núi Thần Đinh cũng còn là một điều bí ẩn. Trên đỉnh núi cao lại tồn tại một giếng nước, tương truyền đáy giếng thông với Bàu Sen (một hồ nước ngọt nằm dưới núi). Nước trong Giếng Tiên lúc nào cũng trong xanh mát. Cả bốn mùa nước trong giếng không đầy cũng không vơi.
Sau hơn 200 năm, tất cả đã không còn nguyên vẹn. Nhưng vẫn còn lại đây 1300 bậc đá mòn, những bức tường rêu phong, ngôi miếu cổ, lò nung vôi, giếng nước tiên sâu thẳm, các hang động huyền bí trong tiếng con vượn, con khỉ gọi bầy trên những cây sú còn nguyên sinh.
Bạn,
Núi Thần Đinh là vậy nhưng tiếc thay cho đến nay, tất cả kế hoạch đầu tư bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích chỉ mới nằm trên những dự án. Từ dự án đến triển khai là một chặng đường dài. Và như thế núi Thần đinh vẫn chưa thức giấc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình dành cho hộ nghèo, hộ khó khăn đã được giải ngân cho cán bộ UBND xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
Ông là cán bộ Văn Phòng Chính phủ, đã nghỉ hưu, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải),
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dân trồng mía Quảng Ngãi thê thảm: Chưa năm nào người trồng mía ở Quảng Ngãi lại khổ sở trước cảnh thiếu nhân công thu hoạch mía như năm nay.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào 19 giờ 15 phút ngày 5/5 tại khu nhà xưởng tạm tại ngã ba Tam Trinh - Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội; thiêu rụi một lượng lớn điều hòa và máy móc trong khu nhà xưởng này.
Báo Tuổi Trẻ kể rằng ông Võ Đình Tâm - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này nhận được 10 đơn phản ánh
Cán bộ lúc nào cũng mưu tính chuyện đốt tiền... vì thế nào cũng có những cục tiền được nhét vào gầm bàn. Đó là hoàn cảnh chung của quốc doanh.
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.
Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình).
Mẹ và quê hương là hai chủ đề trở đi, trở lại trong thơ Trần Trung Đạo. Nhưng không có gì trở thành quen thuộc trong thơ họ Trần. Tất cả đều tươi mới, đều là những cảm xúc trôi chảy tự nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.