Hôm nay,  

Chuyện Núi Thần Đinh

09/03/200400:00:00(Xem: 5825)
Bạn,
Sử sách ghi lại rằng, tại tỉnh Quảng Bình, miền Trung, có núi Thần Đinh từng là điểm du ngoạn yêu thích của các bậc đế vương như Lê Thánh Tông (1470), Minh Mạng (1831). Và người dân ở đây một mực tin rằng, vua Càn Long của xứ sở Trung Hoa rộng lớn cũng đã từng đặt chân đến nơi này. Tương truyền, trên núi Thần Đinh có một cái Giếng Tiên, không có đáy và không bao giờ cạn. Chỉ cần uống một ngụm nước Giếng Tiên sẽ khoẻ mạnh suốt đời, không vướng lo bệnh tật. Báo GDTĐ viết về núi này như sau.
Núi Đinh thuộc xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình. Gần 1300 bậc đá mà người xưa đã có công ghè đẽo nay như lẫn giữa những đám rêu phong và thảm lá khô mục nát. Nơi đây còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ giữa muôn trùng núi đá, giữa mênh mang non nước tạo ra thế "sơn hoà, thuỷ hoà, thiên địa chi hoà ứng" (Theo Ô-Châu-Mạn-Lục đời Đại -Phúc -Nguyên). Đỉnh núi nơi đây không trải theo chiều rộng mà vút cao khiến ta chuếnh choáng.
Đến chân núi Thần Đinh, người ta đã thấy dấu tích của các nhà sư hàng trăm năm trước: Những bệ đá ngồi thiền vẫn còn nguyên.

Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 2 có viết: "Núi Thần Đinh cách huyện Phong Lộc 20 dặm về phía nam, núi đá cao chót vót, trên núi có Chùa Kim Phong (Chùa Non)". Đúng như sử sách ghi lại, Chùa Kim Phong vẫn còn dấu tích núp dưới tán của một cây cổ thụ xanh rì. Chùa có diện tích 128 m2, ngày xưa có 8 gian, cạnh chùa còn có những bãi đất rộng để trồng hoa. Những chiếc chuông chùa bằng đồng, bệ đẽo bằng đá đến nay vẫn còn được lưu giữ. Cách Chùa Kim Phong không xa là ngôi miếu cổ gần như nguyên vẹn với những đường cong của mái miếu. Người ta khó có thể hình dung được các nhà sư đã xây dựng khu chùa như thế nào ở độ cao 342m. Giếng Tiên trên núi Thần Đinh cũng còn là một điều bí ẩn. Trên đỉnh núi cao lại tồn tại một giếng nước, tương truyền đáy giếng thông với Bàu Sen (một hồ nước ngọt nằm dưới núi). Nước trong Giếng Tiên lúc nào cũng trong xanh mát. Cả bốn mùa nước trong giếng không đầy cũng không vơi.
Sau hơn 200 năm, tất cả đã không còn nguyên vẹn. Nhưng vẫn còn lại đây 1300 bậc đá mòn, những bức tường rêu phong, ngôi miếu cổ, lò nung vôi, giếng nước tiên sâu thẳm, các hang động huyền bí trong tiếng con vượn, con khỉ gọi bầy trên những cây sú còn nguyên sinh.
Bạn,
Núi Thần Đinh là vậy nhưng tiếc thay cho đến nay, tất cả kế hoạch đầu tư bảo tồn sinh thái, tôn tạo di tích chỉ mới nằm trên những dự án. Từ dự án đến triển khai là một chặng đường dài. Và như thế núi Thần đinh vẫn chưa thức giấc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngôi làng được nhắc đến trong lá thư này là 1 làng nghèo nằm "gọn lỏn" bên bờ sông, sát với bến phà Hàm Luông, ấp Thanh Sơn 1, thuộc xã Thanh Tân, Mỏ Cày, Bến Tre , được người dân nơi đây đặt cho cái tên làng lặn.
Tại miền Tây, tỉnh Bạc Liêu có 54 km bờ biển với 12 ngàn hecta bãi bồi ven biển chạy dài từ Hiệp Thành đến Gành Hào. Ngư trường Bạc Liêu được xác định có nhiều trữ lượng tôm cá, hàng năm sản lượng khai thác thủy sản trên 67 ngàn tấn. Nơi đây trực tiếp nuôi sống nhiều người mưu sinh ven biển và đội ngũ những người chưa một lần ra khơi nhưng cuộc đời của họ gắn liền với những con nước lớn, ròng
Tại miền Tây, so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thì Sóc Trăng có diện tích rừng bần khá lớn với trên 3.000ha, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Long Phú và Cù Lao Dung, dọc theo 2 bên bờ sông Hậu và trải dài đến tận cửa biển Trần Đề. Đây là một hệ sinh thái khá độc đáo vùng cửa sông rất giàu tiềm năng, đặc biệt là phòng hộ chống xói lở, gió lốc
Nếu ở Hà Nội từng có chợ phiên "cửu vạn", nơi tập trung những người tìm bán sức lao động chân tay thì tại TPSG cũng có một phiên chợ độc đáo không kém, "chợ nhạc công". Đây là nơi những con người đem tài năng rao bán từng ngày. Báo Người Lao Động viết như sau. Gần 9 giờ sáng, quán cà phê không tên (cạnh chùa Long Vĩnh) trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3
Mùa hè đến, tại Sài Gòn, Hà Nội không chỉ dân chơi sành điệu mà dân thuộc tầng lớp trung lưu thường đến các bể bơi để giải toả "nỗi bức bối" sau mỗi ngày hè oi ả. Thời tiết mùa hè năm nay bất thường hơn, những đợt nắng nóng lên tới 38-39oC xuất hiện thường xuyên. Và bể bơi đã trở thành một giải pháp giúp người ta giải toả đi phần nào không khí ngột ngạt của mùa hè
Chuyện trong thư này xảy ra tại Dệt Long An, 1 công ty có 1,000 công nhân, trong đó, công nhân có thời gian làm việc từ 15 năm trở lên (khoảng 600 người), số còn lại có thâm niên từ 20 đến 30 năm. Một nửa cuộc đời họ gắn bó với công ty, phía sau họ phải cáng đáng 1 đến 3 thành viên trong gia đình. Nhưng đồng lương ít ỏi cuối cùng
Theo báo Tuổi Trẻ, cư dân nhiều khu vực Sài Gòn đang thiếu nước sạch dùng hàng ngày. Để xây hệ thống cung cấp nước, công ty cấp nước thành phố SG phải vay gần 1,000 tỷ đồng, đầu tư cho hệ thống cấp nước sông Sài Gòn giai đoạn 1, công suất 300,000 m3/ngày, nhưng đến nay dự án chỉ phát được 34,000 m3/ngày, nguyên nhân là hệ thống cống nước chưa hoàn tất
Theo báo quốc nội, tại thị trấn Gia Nghiã, huyện Đắc Nông, tỉnh Đắc Nông (tách từ tỉnh Darlac), có hàng chục gia đình cư dân sống xung quanh công ty tư doanh chế biến trà Jun Chow thuộc thôn Nghĩa Thanh của thị trấn này, đangphải chịu cảnh sống chung với... ruồi. Ruồi đã làm đảo lộn mọi hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của hàng chục gia đình này.
Sài Gòn có vài trường mẫu giáo có cả nam giáo viên. Đáng nói là không ít người đã dị nghị, mỉa mai, đàn ông, con trai làm nghề giữ trẻ dứt khoát là "có vấn đề". Nhưng thực tế, các nam giáo viên đàn ông nuôi dạy trẻ cũng được các cháu mê không kém các cô. Báo Người Lao Động viết như sau.
Tuần qua, người nhà của cố thi sĩ Kim Tuấn đến Trung tâm Bản quyền - Hội Nhạc sĩ Việt Nam để nhận tiền tác quyền bài thơ Lý cây bông (trong tập thơ Thơ lý và thơ ngắn, trang 24, Nhà Xuất bản Văn nghệ TP.SG 2002) được nhạc sĩ T.Q.T phổ nhạc. Đến nơi, thân nhân cố thi sĩ Kim Tuấn té ngửa bởi "đồng tác giả" đã nhanh tay "nhận giùm". Dù đã được năn nỉ "đừng làm lớn chuyện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.