Hôm nay,  

Lớp Học Ơû Một Ngôi Chùa

30/10/200200:00:00(Xem: 4554)
Bạn,
Kể với bạn qua thư này là chuyện các lớp học tình thương trong khuôn viên chật hẹp của Liên Trì Tịnh Thất tại Vũng Tàu. 14 năm qua, các lớp vẫn được duy trì đều đặn là nhờ tấm lòng bao dung của một nhà sư và một nhóm thanh niên tình nguyện. Báo Lao Động viết về lớp học này như sau.
Với số dân 230 nghìn nhưng TP.Vũng Tàu đã có trên 20 nghìn người nhập cư tự do thì sự hiện diện của 6 lớp học tình thương với 247 cháu ở Liên Trì Tịnh Thất này đặc biệt có ý nghĩa. Trường của thầy Long, đó là cách gọi thân thiết của những người dân nghèo nhập cư đến Vũng Tàu về ngôi trường tình thương trong khuôn viên Liên Trì Tịnh Thất. Thầy bộc bạch với phóng viên: Sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, 19 tuổi thầy vào nghiệp tu. Năm 1987, thầy được bổ nhiệm về Liên Trì Tịnh Thất với pháp danh Thích Minh Phước. Tối nọ, thầy tình cờ ra phố và bắt gặp một nhóm trẻ lang thang đang vạ vật bên đống rác bầy nhầy. Bỏ thì thương vương thì tội.Ý nghĩ đó day dứt rồi thầy lay chúng dậy, đưa vào chùa và làm cơm mời cả bọn cùng ăn. Biết mấy đứa mồ côi bỏ đi bụi đời, thầy không nỡ thả ra. Thầy xin phép địa phương cho bọn trẻ ở lại và nhờ các Phật tử gần chùa dạy chữ cho chúng... Lớp học tình thương trong chùa hình thành kéo theo lượng học trò ngày mỗi đông, thời điểm đông nhất có trên 350 HS và đến nay sau 14 năm nó đã là ngôi trường thu nhỏ với 6 lớp/247 HS đang theo học các lớp bậc tiểu học.

Dẫn phóng viên sang gặp Niêm Chí Hùng, người được học trò phong làm "hiệu trưởng" trường, thầy Long nói: "Em này cũng là dân nghèo khó. Nó thương lũ trò nghèo như ruột thịt nên đã cùng thầy vun vén ngôi trường này từ buổi sơ khai". Gặp phóng viên, Hùng cười thân thiện: "Ban ngày, em đi tiếp thị cho hãng bột giặt Omo, còn ban đêm em chịu trách nhiệm quản lý học sinh và giáo viên của 6 lớp học tình thương giúp thầy Long". Qua thầy Long, phóng viên biết tuổi thơ của Hùng cũng đầy cực nhọc. Bán vé số, lượm ve chai, khuân vác ngoài chợ là những việc làm quen thuộc. Năm 1989, sau lần đi lễ chùa, Hùng đã bắt gặp nhóm trẻ thầy Long cưu mang và rồi tình nguyện cùng thầy dựng trường mở lớp... Hùng thú thật với tôi, trước đó do cuộc sống quá khó khăn cũng đã có lần anh bỏ trường bỏ lớp. Nhưng hình như số phận đã gắn anh với những đứa trẻ nghèo nên xa lớp vài ngày anh lại thấy nhớ quay quắt... Hùng lại về đứng lớp học tình thương với sự đam mê cộng hưởng lòng nhân ái. Những khó khăn ban đầu của trường, của lớp rồi cũng qua nhanh khi các phật tử hảo tâm đến với Liên Trì Tịnh Thất ngày càng đông... Những đứa trẻ sau khi học xong bậc tiểu học ở đây lần lượt được thi lấy bằng tốt nghiệp tiểu học và ra theo học ở các trường công lập hay học thêm nghề cắt may, đan lát ngay tại khuôn viên của ngôi chùa.
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: "Các lớp học tình thương đang gặp khó khăn. Ai có vật chất xin giúp vật chất, ai có tiền xin giúp tiền. Ai không có tiền xin giúp tấm lòng...". Lời nhắn gửi ấy được Hùng và thầy Long viết ngay ở cổng nhà chùa càng khơi gợi tâm đức của mỗi người khi tìm đến ngôi chùa này để cầu sự bình an. Sau các phật tử hảo tâm là nam thanh nữ tú trong vùng. Do không thể giúp được nhà chùa gì hơn ngoài thời gian rảnh rỗi nên thanh niên trong các phường họp lại và chọn người tình nguyện ra đứng lớp vào buổi tối. Bao nhiêu năm vật đổi sao dời, lời nhắn gửi ấy còn vẹn nguyên giá trị...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.