Hôm nay,  

Chuyện Trẻ Thất Học

14/11/200000:00:00(Xem: 5236)
Bạn,
Những câu chuyện dưới đây xảy ra tại một xã ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, một trong nhựng địa phương bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua tại miền Tây. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nhiều trẻ em ở xã này đã phải nghỉ học ngay từ bậc tiểu học hoặc những năm đầu của bậc trung học. Một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn đã ghi lại một số trường hợp thương tâm như sau.

Gia đình em Võ Hài Tình, học sinh lớp 6/3 trường Mỹ Hiệp Sơn 1 đang hết sức khó khăn. Mẹ vừa mất, cha lại vừa ốm liệt giường, em có ý định nghỉ học để phụ giúp người anh 20 tuổi chạy gạo cho gia đình. Cô hiệu trưởng cho biết trường hợp như em Tình đang rất phổ biến ở miền quê khó khăn này. Ở độ tuổi từ lớp 6 trở lên các em đã có thể được huy động phụ giúp nhiều việc để kiếm thêm chút tiền đắp đổi chi tiêu gia đình, như hái hoa súng, rau muống hoặc phụ giúp người lớn đi giăng câu. Đã có em bị gia đình buộc nghỉ học để đi làm giúp gia đình, như trường hợp em Danh Rinh, học sinh lớp 4 cũng thuộc trường Mỹ Hiệp Sơn 1. Rõ ràng khi cái ăn chưa đủ, nhiều gia đình khó có thể nghĩ đến chuyện lo cho con em mình đi học. Phần lớn hộ dân ở xã Mỹ Hiệp Sơn thuộc diện di cư từ nơi khác đến, không có đất đai, phương tiện kiếm sống. Nhiều hộ di cư theo diện kinh tế mới trước đây được cấp đất, nhưng làm ăn thất bát cũng phải cầm cố, nhượng đất lại chuyển sang làm mướn. Mùa khô họ kiếm việc làm ở những hộ còn đất đai. Mùa nước lên thường không có việc làm, nên phải kiếm sống bằng cách đi bắt cá, hái rau.

Chị Hà mẹ của cháu Nguyễn Thị Tú Anh, học sinh lớp 1 trường Mỹ Hiệp Sơn 2, cho biết chị vừa phải chạy tiền lo thuốc men cho chồng đã nằm sốt nhiều ngày, vừa lo cái ăn cho bốn con nhỏ đi học. Chị thỗ lộ rằng 500 ngàn đồng cứu trợ của độc giả báo Kinh tế Sài Gòn như chiếc phao cứu gia đình chị trong lúc khó khăn này. Chị sẽ dành một phần mua gạo, một phần thêm vào việc nuôi heo để có thể tiếp tục nuôi các con ăn học. Ở những nơi đi qua, chúng tôi cảm thấy bà con vùng lũ dường như khó có thể thoát ra cảnh khốn khó. Người dân hầu hết sinh sống chủ yếu nhờ vào thế độc canh cây lúa. Chưa có vật nuôi, cây trồng nào có thể thay thế để nâng cao thu nhập cho người dân, trong khi các phương tiện làm ăn sinh sống bằng nghề khác cũng còn nhiều thiếu thốn. Một phụ huynh học sinh trường Tiểu học Bình Giang 2 kể lại rằng các hộ dân ở vùng nghèo nhất huyện Hòn Đất này đã trồng đủ thứ cây ăn trái, nhưng cứ mùa nước lên là cây chết. Và vào mùa này họ chỉ còn hy vọng đi bắt cá để bán mà đắp đổi qua ngày, nhưng để có đủ tiền mua một chiếc xuồng, tấm lưới quả không dễ chút nào. Những cơ cực của bà con đã có từ trước như càng phơi bày ra từ cơn lũ. Bản thân giáo viên, những người được ví như máy cái để giúp người dân vùng này thoát khỏi giặc dốt, cũng gánh chịu không ít thiệt thòi, mất mát. Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên lớp 2/1 trường tiểu học Kiên Hảo, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, đã bị mất đứa con 3 tuổi, do ngã xuống nước trong mùa lũ 1997. Ở đây, chưa có nhà giữ trẻ, nên khi giáo viên đến trường thì ở nhà không có người trông coi, các cháu tự chơi với nhau, dẫn đến những trường hợp đáng tiếc như đối với cô Hiền.

Bạn,
Trên chiếc võ lãi theo kênh Sóc Xoài trở về, phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết khó có thể xác định đâu là kênh, đâu là đồng ruộng, các em vẫn tay cắp cặp, tay xắn quần, bì bõm lội dọc bờ đê đến trường. Các thầy cô giáo kể lại: có nhiều em ở xa trường 6-7 cây số. Mùa lũ này nước lên cao, để giữ áo quần, sách vở khỏi ướt, mỗi lần đi học, các em đội tất cả lên đầu, lội ra bờ đê kênh chính mới thay quần áo đến trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.