Hôm nay,  

Dân Tạm Cư Trong Mùa Lũ

10/10/200100:00:00(Xem: 4471)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, trong hơn hai tháng qua, rất nhiều dân nghèo đang tạm cư tại các cụm dân cư tránh lũ ở tỉnh Đồng Tháp đã không nhận được trợ cấp của địa phương mà họ đang tạm trú. Ngành xã hội CSVN các xã, huyện chỉ trợ cấp cho dân thường trú có hộ khẩu gia đình mà thôi. Phóng viên KTSG đã ghi lại tình cảnh của dân tạm cư trong mùa lũ qua đoạn ký sự có nội dung như sau.

Trên một khu đất khô ráo như cái ốc đảo giữa lòng biển khơi, phóng viên KTSG bắt gặp nhiều nhà dân đã di dời lên đó. Người dân gọi đây là cụm cư dân sống chung với lũ xã Tân Công Sinh huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Phần lớn nhà nơi đây đều là nhà tạm. Thực ra phải gọi là chòi thì đúng hơn, bởi cái nào cũng lụp xụp, thấp tè, chật hẹp. Nhà được dựng bằng lá, cây tạp nham, có khi chỉ là cây tràm lượm được trên bờ kênh. Có gia đình không có được tấm lá để đựng vách mà phải lượm cái bao lúa đã bị rách của ai đó vừa bỏ đi, lấy cột lên hai bên mái nhà che nắng che mưa. Chị Trần Thị Kim Loan ở ấp Tân Hưng, dời nhà từ dưới kinh lên đây chạy lũ, cho biết, phần lớn dân ở đây không có hộ khẩu nên chẳng được cấp sổ hộ nghèo. Các quy chế về cứu trợ, thuốc men đều không được như dân có hộ khẩu. Chị cho biết: dân tạm cư ở đây cho biết quê ở Cái Bè (Tiền Giang), ở Chợ Lách (Bến Tre), thậm chí ở tận miệt Cầu Kè (Trà Vinh) cũng có. Đi lập nghiệp vùng kinh tế mới, năm năm rồi. Cũng chỉ đi làm mướn. Phóng viên nhìn vào bên trong, nhà chị chỉ có tấm vát lót giường là đáng giá. Nó dùng để ngồi vào ban ngày và ngủ lúc ban đêm. Chồng chị đã đi đâu đó kiếm xem ai mướn gì không để làm. Và cũng như những hộ ngập nước trong đồng ban nãy, bếp núc giờ này vẫn nguội tanh, chị chưa có gì bỏ bụng từ sáng tới giờ. Có lẽ không có sữa cho con bú, cháu bé đói meo, khóc thét lên từng hồi.

Chị Nguyễn Thị E ở chòi kế bên còn khó khăn hơn. Cả nhà sáu miệng ăn, nhưng chồng chị thì bị bệnh đau khớp cả tháng nay không làm ăn gì được. Tất cả đều trông cậy mỗi mình chị đi hái bông điên điển bán mỗi ngày. Nhưng những cánh đồng gần thì ngày càng ít bông, đồng xa thì giông gió, những chuyến hái bông của chị cứ thưa dần kèm theo số tiền bán được ngày càng ít ỏi. Chị nói: Lúc trước bán được 10 ngàn đến 15 ngàn đồng/ngày, giờ kiếm được 5 ngàn, 7 ngàn đồng muốn đỏ con mắt. Gạo không đủ ăn mà ổng bệnh ngày càng nhiều. Bữa nào cũng đi chích thuốc ở trạm y tế. Tụi nhỏ đã ăn cháo cả tuần qua”. Điều đau khổ cho chị và cho cả những người dân không có hộ khẩu ở đây là ngành xã hội tỉnh vừa có đợt cứu trợ cho dân nghèo vùng này, nhưng những hộ không hộ khẩu thì chẳng được. Lý do là ở xã chỉ lập danh sách người địa phương. Một viên chức xã cho biết: Xã lo cho dân trong xã không thôi đã lo không nổi, còn đâu lo cho dân vùng ngoài. Vả lại, bà con không hộ khẩu sống rày đây mai đó, không biết ai ở đâu, nên có muốn lập danh sách cứu trợ cũng khó.

Bạn,
Báo KTSG cho biết theo báo cáo của xã nói trên, có khoảng 300 gia đình không phải là cư dân địa phương và không có hộ khẩu, họ từ nơi khác đến. Họ đến chủ yếu làm thuê, câu lưới. Cuộc sống rày đây mai đó. Có khi làm xong mùa lúa thì họ rút về quê. Nhưng cũng có hộ bám trụ lại đây làm nghề câu lưới. Không may cho họ là năm nay nghề này khó kiếm ăn nên họ lâm vào cảnh khốn cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.