Hôm nay,  

Trẻ Em Trong Trại Người Già

16/07/200000:00:00(Xem: 5483)
Bạn thân,
Dưới đây là một câu chuyện cảm động: hoàn cảnh những trẻ em trong một trại nuôi người già. Trích từ báo Tuổi Trẻ như sau.

Một thằng bé mắt to sáng nhưng cứ im im, hỏi gì cũng chỉ cười, cô Lộc, phụ trách trại thiếu nhi, bảo “tại nó ở trên rừng suốt nên hồi mới về đây hầu như không biết nói”. Đó là Nguyễn Hoài Lâm. Cha mẹ trước cũng là trại viên của trại, lên ở điểm sản xuất Tân Uyên nhưng già yếu, bệnh tật nên lần lượt qua đời. Lâm trở về trại từ lúc 5-6 tuổi, mãi mới quen được bạn bè và vẫn ít nói. Còn Nguyễn Trọng Nam thì hoàn cảnh lại khác hơn, có em ở cùng trong trại. Nam chỉ biết quê mình ở ngoài Trung, theo cha vào Sài Gòn lang thang kiếm sống rồi bị thu gom về trại. Một buổi sáng thức dậy đi tìm cha thì được biết cha đã bỏ đi không một lời nhắn nhủ.

Ở trung tâm có 37 đứa trẻ như vậy. Người thân các em là đối tượng bị thu gom, đa phần trong đó đã già, phần khác bệnh tật. Bọn trẻ có người thân già yếu và mồ côi... về sống ở trại thiếu nhi, còn 17 em khác thì vẫn được sống theo các hộ. Tiêu chuẩn ở trung tâm có hạn với gần 800 trại viên nên nuôi thêm bọn trẻ, cho ăn ở, học hành... là chuyện không đơn giản, do đó giữa Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ người già tàn tật lại mọc lên cái tên khác: trại thiếu nhi. Bọn trẻ cũng ăn uống theo tiêu chuẩn người già nhưng có bếp ăn riêng. Chị Lộc kể khi mới xây trại, riêng khoản đưa chúng vào nề nếp ăn ở, học hành cũng đã cực. Nhiều em chỉ quen sống vất vưởng ngoài đường từ bé nên vào trại là phải lo đủ thứ. Trung tâm phải đi xin thêm sách vở, chỉ tiêu của Nhà nước. Thỉnh thoảng cũng có các nhà tài trợ cho thêm đường sữa, đồ chơi nhưng rất hiếm hoi…

“Mặc dù cha mẹ là trại viên, điều kiện sống khó khăn nhưng nhiều em ham học và nỗ lực phấn đấu rất nhiều” - anh Đoàn Thanh Liêm ở phòng quản lý trại của trung tâm nói. Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Chung, một trong những trại viên kỳ cựu tàn tật được đưa về đây từ năm 1976. Chồng già yếu và mất, bà còn lại bốn đứa con, do còn khả năng tự chăm sóc nên được trại tạo điều kiện cho ở riêng trong khu đất vành đai của trại. Một trong số bốn đứa con do học tập chăm chỉ, hạnh kiểm tốt và hộ gia đình tốt nên được trung tâm gửi đi học ở làng Picasso, được tài trợ ăn học. Mới thi tốt nghiệp lớp 12 xong, Sơn - con trai lớn bà Chung - nói em định đi học nghề điện nên không thi vào đại học. Điền năm nay lên lớp 9, Hải lớp 11. Mấy anh em ngoài giờ học về làm thêm nghề tách vỏ lụa hạt điều để xuất khẩu, vừa phụ giúp các cô chú trong trung tâm vừa có thu nhập thêm cho gia đình”.

Chúng tôi không được gặp Ngô Thanh Bình. Ba mẹ Bình cũng là những người kỳ cựu ở trại từ ngày đầu tiên. Bình được sinh ra tại trại, được các cô chú dạy dỗ từ bé, rồi theo học cấp II, III hết xã đến huyện, được các ban ngành giúp đỡ thêm ít sách vở, tiền bạc, bây giờ Bình đang là sinh viên Trường ĐH Kinh Tế …

Ly lớn lên trên những vỉa hè quanh chùa Xá Lợi (Sài Gòn), không nơi ăn chốn ở. Mẹ mất, Ly cùng em và cha dượng bị hốt đưa về trại nhưng rồi dượng cũng bỏ trốn đi. Ly nổi tiếng ở trung tâm vì từ khi còn ở trại thiếu nhi đã biết chăm sóc các em nhỏ, chăm quét dọn nhà cửa, lau nhà... Có sức khoẻ, Ly được chọn về làm hộ lý ở trại 1. Tại đây, 37 người thì có 31 cụ đã bị liệt chân, tay, gần như không tự ngồi, đi đứng và sáu em nhỏ bị bệnh bại não, chỉ một em trong số đó còn biết nói. Hằng ngày Ly tất bật với công việc lau rửa, thay quần áo, bồng bế các cụ đi tắm rửa vì các cụ không đi được, cứ tiểu tiện tại chỗ. Gặp Ly ở trại, lúc đang thổi lửa dưới bếp phụ các cô làm thức ăn, lúc lại loay hoay lấy quần áo thay cho các cụ. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gọi: “Ngoại buồn quá bé Ly ơi!”, hoặc đây đó tiếng la mắng, càu nhàu. Ly nói quan trọng là tấm lòng. Có nhiều cụ yếu đến mức chỉ nằm ngửa đút ăn, đổ sữa phải từ từ, hết cụ này đến cụ khác, một bữa ăn nhiều khi kéo dài ba bốn tiếng đồng hồ.

Báo này kết luận với hình ảnh cảm động, “Ly nói em từng ở bụi đời, không có nơi ăn chốn ở nên coi đây là ngôi nhà thật sự của em. Những thành tích về công tác giỏi nhiều năm liền của cô gái mới 18 tuổi đã chứng minh điều đó. Cũng như nhiều bạn trẻ khác, Ly nói làm hết sức mình cho trại, như Bình, Sơn học để một ngày nào đó trở về.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.