Hôm nay,  

Phố Cổ Hà Nội

27/12/199900:00:00(Xem: 6298)
Bạn thân,
Bạn vẫn nghe chuyện ba mươi sáu phố phường Hà Nội, không những từ văn chương những thế kỷ trước mà còn ngay trong các tác phẩm thế kỷ này của Tự Lực Văn Đoàn. Nhưng Phố Cổ Hà Nội không đơn giản là những nét đẹp thơ mộng, mà lại là các cuộc tranh luận gay go của các tay kiến trúc về “xác định giá trị liên quan đến lịch sử, kiến trúc cần bảo tồn.” Đó cũng là chuyện lạ. Để tôi tóm tắt một phần lý luận của nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc trên tạp chí Xưa và Nay cho bạn biết thêm về chuyện quê nhà.
Đó là màn hội thảo do Hội kiến trúc sư và Trường đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức với cái tên gọi rất là huê mỹ và kềnh kàng “Cuộc sống trong các khu phố cổ - các vấn đề triển vọng và thách thức”.
Nhà nghiên cứu này khởi đầu bằng một đoạn khá bi quan: “Tôi chỉ coi câu trả lời của mình là một dự cảm xuất phát từ những hiểu biết nghề nghiệp về lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội, từ những chứng kiến của một công dân sinh ra và sống liên tục ở một địa chỉ ngay trong lòng của cái địa bàn mà chúng ta gọi là “Khu phố cổ”. Và cuối cùng cái dự cảm ấy nảy sinh từ chính những gì đang diễn ra trên “Khu phố cổ” cho thấy (theo nhận xét chủ quan của mình) sự bất lực giữa ý đồ tốt đẹp muốn bảo tồn những dấu tích của Hà Nội cũ với nhu cầu chính đáng và không chính đáng đang làm thay đổi hàng ngày, hàng giờ trên địa bàn mà ta vẫn gọi là “Khu phố cổ”.”
Ông xác nhận rằng “Có một Thăng Long - Hà Nội ngàn năm. Không ai nghi ngờ điều đó khi sử sách cũng như chứng tích vật chất xác nhận một cuộc dời đô trong lịch sử nền tự chủ của dân tộc Việt Nam: Năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra một vùng đất mà chiếu dời đô đã xác nhận: “Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi đô hội bậc nhất của đế vương”.
Từ những thời xa xưa ấy tới giờ thì, theo lời họ Dương: “Và cho đến nay, theo thống kê của Viện Nghiên cứu kiến trúc Bộ Xây dựng trong sách “Bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan Hà Nội” xuất bản năm 1998 thì đến nay đã có trên 10 dự án nghiên cứu, gần 20 cuộc hội nghị khoa học và hàng trăm bài báo viết về khu phố cổ. Nhưng theo tôi: Đúng là có một Hà Nội nghìn năm nhưng nó nằm trong lòng đất; có một khu phố cổ nhưng nó đã đi vào ký vãng rồi.”
Tại sao khu phố cổ đã biến mất" Đó là điều mà bạn vàng hải ngoại của tôi không bao giờ hiểu nổi. Xin mời bạn đọc tiếp.
“Vậy thì có vấn đề đặt ra là nếu nói tới những dấu tích của 36 phố phường thì vì sao chúng ta lại bỏ sót không ít những phố phường cũ nằm ngoài cái hình thang này" Còn nếu cái hình thang khu phố cổ này được coi là có tính chất tiêu biểu nhất thì cái tiêu biểu nhất là gì" Kiến trúc nhà cửa gồm nhà dân và một số công trình công cộng trong đó điển hình là đình chùa chăng"
“Các đình chùa là nét đặc sắc, dấu ấn của văn hóa làng quê trong cấu trúc dân cư các phường cổ hoặc xa hơn là trước khi có phố phường. Chúng ta thấy trong cái hình thang khu phố cổ nhiều dấu tích nhưng chỉ trừ một kiến trúc còn giữ lại tương đối tốt như chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường thì phần lớn đều đã và đang tan biến vào cái biển dân cư, đến nay chẳng còn bao nhiêu. Nhiều ngôi đình mới cách đây năm bảy chục năm còn nguyên vẹn, nay trở thành nhà dân, lớp học như đình Hàng Thịt ở Hàng Buồm, đình Hàng Gai, Hàng Bạc... Trong khi đó ở ngoài cái hình thang Khu phố cổ có biết bao nhiêu di tích đình chùa có giá trị hơn nhiều và vẫn còn giữ gìn được: Chùa Bà Đá, chùa Chân Tiên v.v...

“Còn về kiến trúc nhà dân thì chỉ trừ một số không nhiều những ngôi nhà do các hoàn cảnh đặc thù còn giữ dáng dấp cổ và đôi nhà còn định vị ở vị trí trước khi người Pháp mở mang đường phố, thì hầu như các ngôi nhà còn lại (98%, theo ước lượng của tôi) đều là kiến trúc muộn, chắp vá và không còn mang tinh thần của một kiến trúc cổ nữa vì ngoài cái vỏ vật chất vá víu, lai căng đủ kiểu, đủ thời thì bên trong là những cư dân sống trong một không gian không đủ duy trì tính truyền thống và văn hóa. Với những ngôi nhà còn lại được coi là xưa nhất chúng ta cũng không đủ lý lịch khoa học để xác định được thời điểm xây dựng, còn nếu nhìn vào chất liệu hay kiểu dáng kiến trúc thì phần lớn trong số này đều được xây dựng hay sửa chữa lớn ở nửa sau thế kỷ 20. Đại đa số là những ngôi nhà được xây dựng qua nhiều biến cố lịch sử mà đặc điểm chung là trên nền tảng một xã hội không ổn định. ít nhất người ta thấy: Giai đoạn thuộc địa để lại dấu ấn rõ nhất khi về căn bản nó đã phá vỡ quy hoạch cổ điển, 35 năm chiến tranh liên tục từ 1940 - 1975, tiếp đó là một thời kỳ quản lý tồi kéo dài hàng chục năm. Tôi dùng chữ “tồi” ở đây chỉ để nói về việc bảo tồn những giá trị văn hóa trong kiến trúc Hà Nội.
“Những ngôi nhà cổ nhất trong lòng hình thang khu phố cổ có niên đại xây dựng còn muộn hơn nhiều kiến trúc thời thuộc địa nằm ngoài khu vực này mà niên đại được xác định. Không chỉ có các kiến trúc công sở của bộ máy quân đội và cai trị thực dân như khu Đồn Thủy, Cửa Bắc, khu dinh Toàn quyền... mà có cả những công trình dân sự được xây dựng từ những thập kỷ cuối thế kỷ trước... Cách đây chỉ vài năm tôi đã chứng kiến người ta phá một ngôi nhà ở phố Bà Triệu, nhát búa đầu tiên là đập vỡ các dòng chữ số ghi niên đại được đắp trên trán của ngôi nhà này: 1890. Khi một quần thể kiến trúc mà niên đại xây dựng của từng ngôi nhà không rõ ràng và đại đa số là rất muộn thì sao gọi là khu phố cổ" Nếu xem lại những hình ảnh được vẽ và chụp ở cuối thế kỷ trước, đầu thế kỷ này thì nhận xét trên càng mang tính thuyết phục.”
Bạn hãy bình tỉnh, nhà nghiên cứu họ Dương còn nhân đây phê phán việc nhà nước quản lý và tính cách “xài chung tập thể” các căn phố cổ như sau:
“Sự còn lại của những ngôi nhà cũ chủ yếu không phải do khả năng quản lý của các cơ quan có trách nhiệm, mà chủ yếu vì có quá nhiều hộ sinh sống bên trong.
“Có một nghịch lý là khi phân tích những yếu tố giúp cho Hội An giữ được dáng dấp đô thị cổ là do nhiều lý do, trong đó có yếu tố sở hữu tư nhân và sự trì trệ của một thời kỳ bị lãng quên thì ở Hà Nội lúc này đang trong quá trình “tư nhân hóa” quyền sở hữu các ngôi nhà vốn được chuyển từ quyền sở hữu tư nhân sang sở hữu Nhà nước (nhà cải tạo, nhà vắng chủ), nay lại giao cho các “chủ mới” trên cơ sở các kiến trúc đã bị chia nhỏ cho nhiều chủ... khiến cho quá trình phá hủy những giá trị truyền thống của khu vực này cả về kiến trúc và văn hóa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ hơn...”
Bạn thân,
Dù vậy, bạn cũng đừng bi quan. Ít nhất thì cũng còn phần nào Phố Cổ Hà Nội. Theo họ Dương, thì “Còn như ở ta, theo tôi chỉ nên giữ lại có chọn lọc một số công trình kiến trúc thật tiêu biểu, có những giải pháp kiến trúc, bảo tàng hay mỹ thuật (bia, tượng, phù điêu, biển báo...) ghi lại những dấu tích cổ và tìm giải pháp để cải tạo một cách căn bản những cái còn lại.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.