Hôm nay,  

Cư Dân Sống Trên Ghe

02/02/200000:00:00(Xem: 5842)
Bạn,
Hiện nay, trên nhiều kênh nước đen ở Sài Gòn, có hàng trăm chiếc ghe bềnh bồng, đó là nơi cư ngụ của nhiều gia đình nghèo khó. Hầu hết họ là dân từ các tỉnh, mỗi người đều có một lý do riêng để trôi giạt về Sài Gòn. Phần lớn họ không có sổ gia đình mà ngành Công an CSVN gọi là “hộ khẩu”, họ cũng không thuộc thành phần cư dân tạm trú dài hạn, họ sống trôi nổi như chính cuộc đời họ. Cứ mỗi đợt kiểm tra của công an CSVN, họ lại chèo ghe di chuyển đến khu vực khác. Toàn cảnh cuộc sống của những gia đình sống trên ghe được báo Thanh Niên ghi lại như sau:

Tại một bến ghe trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Bé, quê ở xã Chánh Hội, huyện Mai Thức, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình ông lên Sài Gòn từ năm 1982. Ông không có ruộng đất ở quê, cuộc sống nghèo túng không đủ ăn, thế là ông dắt dìu vợ con lên thành phố. Không có tiền, không có phương kế sinh nhai, vợ ông phải mượn tiền của những người cho vay nặng lãi để mua chiếc ghe với lãi suất 50%/tháng. Gia đình 7 người này sống chen chúc trong một chiếc ghe, đồng tiền kiếm được hàng ngày vừa chi tiêu vào cơm gạo vừa phải trả nợ.

Cuộc sống bấp bênh là thế, đã thế còn dễ dính vào tệ nạn khiến cuộc sống các tàn tệ hơn. Vợ chồng ông Sáu Bân ở khu vực chợ cầu ông Lãnh, trước đó, bán đất ở Bến Tre cùng hai con lên thành phố mong có ngày đổi đời. Nhưng có lẽ vì muốn làm giàu nhanh nên ông lao vào đánh đề, cờ bạc. Số vốn còm cõi mà hai vợ chồng dành dụm mang dưới quê lên cũng mau chóng đi theo thần đề. Cũng may là còn được chiếc ghe buôn bán và chở thuê. Ông Sáu Bân nói trong ân hận.

Cuộc sống của cư dân nổi hầu hết đều dựa vào buôn bán, chủ yếu là bán trái cây. Làm ăn lâu rồi cũng có phân vùng hẳn hoi: nơi đây là xóm chuối, nơi kia là xóm dừa...Họ tự thỏa thuận quy hoạch như thế để làm ăn chứ mặt nước này đâu của riêng ai. Nhiều khi họ còn đưa hàng lên bờ để bán, mà đa số là tụ tập ở lề đường vì bán trong chợ thì không có tiền đăng ký sạp.

Trên những chiếc ghe trôi nổi cũng có lắm điều phức tạp. Bần cùng sinh đạo tặc nên có những người đã sống bằng nghề phi pháp. Có biết bao cô gái đã sa chân vào cám dỗ, lỡ lầm rồi nhắm mắt đưa chân luôn. Những thanh niên lười lao động thì trộm cắp, trộm cả các ghe buôn, trộm cả ở những nhà ven sông. Kể những điều ấy cho chúng tôi nghe mà ông Nguyễn Văn Bé ở bến ghe đường Trần Xuân Soạn cũng lè lưỡi lắc đầu.

Bạn,
Cũng theo báo Thanh Niên, hiện nay con số những người dân sống trôi nổi trên sông rạch lên đến hàng chục ngàn người. Phóng viên báo trên ghi nhận rằng những cuộc định cư trên sông rạch này làm cho tình trạng ô nhiễm trên sông rạch càng xấu thêm không kể sự tồn tại của các phần tử xấu lẫn vào. Cái khó khăn lớn nhất là những cư dân này di chuyển liên tục, nơi này sống không được thì họ trôi dạt sang nơi khác. một cư dân trên ghe tâm sự với phóng viên: Đời tụi tôi như mảng lục bình, nơi nào nước yên thì tấp vô đó bén rễ, còn nếu sóng gió thì lại tiếp tục trôi đi...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.