Hôm nay,  

Chợ Tình Ở Biên Giới

12/10/199900:00:00(Xem: 6493)
Bạn,
Chợ tình trong lá thư này không phải là các phiên chợ tình của người thiểu số ở vùng Thượng Du Bắc Việt, tại đó ngoài việc trao đổi hàng hóa mua bán, các chàng trai cô gái trao nhau ánh mắt nụ cười hay câu hát lượn, để rồi sau đó nên vợ nên chồng, mà là chợ tình bên kia biên giới Việt-Hoa, nơi gái Việt tha phương trở thành “món hàng” của đủ thành phần có “nhu cầu”. Báo Việt kể rằng:
Nói là chợ thì quả thật không ngoa, vì tại cửa khẩu Pò Chái (bên Việt Nam là cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn) phía Trung Quốc đã hoàn tất những hạng mục rất khang trang cho khu kinh tế đệm. Mỗi một khu nhà có tên gọi đặc trưng phụ thuộc vào hàng hóa mà người mướn mặt bằng buôn bán như Phố Đồ sứ, phố Đồ điện và khu chợ tình có một cái tên rất Việt Nam: Phố Bướm. Rất Việt Nam vì những hộ kinh doanh thân xác chị em phụ nữ ở đây chủ yếu từ Việt Nam sang. Một chủ shop vồn vã mời khách vào trong, khúc dạo đầu là ấm trà Tàu được ông chủ pha thật khéo theo phong cách Tàu. Phần giới thiệu sản phẩm thì ông nói tiếng đặc sệt xứ Nghệ vì ông biết chúng tôi từ Việt Nam sang. Nào là Hồng, Loan, Cúc, Phượng... “nhưng cửa hàng em mới có cô Nụ mới bán trinh được hai hôm, bác thích thì em nó phục vụ”. Nghe nhắc đến tên, một cô bé khoảng 15-16 tuổi vồ vã chạy lại rồi khép nép ngồi bên tôi. Ông Độ, chủ shop nơi chúng tôi ghé vào, rít một hơi thật kêu, nhấp ngụm trà tàu thấm giọng rồi nói: Bác muốn sang đây làm ăn hoặc mở tiệm như tôi, chẳng khó khăn gì, chỉ cần 1 vạn tệ (khoảng 15-16 triệu đồng Việt Nam), chạy cái giấy cư trú dài hạn mất 1 ngàn tệ, điện nước rất rẻ nhưng hàng tháng phải đóng thuế cho chính quyền sở tại 300 tệ, các em thì có cửu vạn đưa từ Việt Nam sang, mỗi shop có bề ngang 3 mét, dài 10 mét, phía trước treo tấm rèm xanh đỏ, bên trong bày biện gồm 1 cây đàn karaoke và một tủ kính bên trong lỏng chỏng vài chai gội đầu rẻ tiền. Trên lầu được ngăn làm 5 phòng, bề ngang mỗi phòng chỉ vừa một chiếc nệm, chiều dài chừa lối đi cho chỉ còn lại khoảng 2 mét. Nơi đây vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi ở của những nàng Kiều xa xứ. Những nàng Kiều tha phương qua Pò Chài được những ông bầu bao ăn ở, bố trí mỗi nàng một phòng. Hàng ngày các cô phải trang điểm để che đi dáng vẻ chân quê của mình, rồi tụm năm, tụm bảy tán gẫu đợi khách vào. Khách vào ngắm nghía lựa xong, một “chuyến tàu nhanh” giá 30 tệ, mỗi cử “ấp trứng” từ 100 đến 120 tệ. Tìm mãi không có một cô người Hoa để tiếp, chúng tôi vẫy một em lại để khai thác. Cô gái hỏi: Anh là nhà báo hả" Bữa trước có một ông nhà báo Trung Quốc bao em một đêm ngủ tại khách sạn Việt Trung. Em không biết tiếng Hoa nên hôm ấy em phải tiếp chuyện luôn cả ông phiên dịch. Anh muốn biết về cuộc đời em hả" Nhưng xin anh đừng đưa hình ảnh lên mặt báo chỉ vì em muốn về lại Việt Nam làm lại cuộc đời. Vâng tôi không bao giờ làm chuyện thất đức ấy chỉ vì phương thứ 10 còn lại của em vẫn là nơi chôn nhau cắt rốn.

Bạn,
Cô gái nói trên ở một làng quê Bắc Giang, năm 16 tuổi, theo các đàn chị đi họp chợ phiên. Sau đó một bà mai mối đến tìm cô. Nghèo nên cô chịu sang tận Quảng Châu làm dâu với giá 3 ngàn tiền Hoa (khoảng 330 đô, theo tỷ giá ngoại tệ ở biên giới Việt-Hoa). Nhưng khổ cho cô, người mua cô chỉ muốn bỏra ngần ấy tiền để đổi lấy cái ngàn vàng. Sau đó, cô được bán cho người Hoa khác ở Phúc Kiến. Ngày ngày phải bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để cày cấy. Không chịu nổi cảnh làm vợ bị chồng chửi và đánh bằng một ngôn từ xa lạ, cùng cực quá cô đành phải trốn khỏi Phúc Kiến để về đây. Tại đây cô được chủ trả cho một tháng 1 triệu đồng (tiền Việt) và nuôi cơm ăn, khách của cô đa số là dân cửu vạn, dân phiên dịch, và theo cô thì “những hạng này thì làm gì có tiền để bo!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.