Hôm nay,  

Tiếng Trống Và Dân Huế

6/20/199900:00:00(View: 8607)
Tiếng trống đã nghe quá quen với tất cả người dân Việt, nhưng trong đời sống dân Huế, tiếng trống như dường gắn liền với tiềm thức cư dân cố đô. Báo trong nước ghi nhận về các âm thanh tiếng trống trong sinh hoạt dân Huế như sau.
Không biết tự lúc nào, tiếng trống đã ăn sâu vào nếp nghĩ của dân xứ Huế; nó không thể thiếu trong những bài kinh, kệ nhà Phật, trong những lễ hội, đình đám và trong đời sống tâm linh của họ.
Trống dùng trong tín ngưỡng có 2 loại là Trống đại và Trống tiểu (hay trống kinh). Trống đại là trống lớn đánh trong những lúc như trước khi đánh chuông minh vào đầu đêm hoặc cuối đêm, theo thể thức bài Tam luân cửu chuyển. Trống Tiểu là thứ trống nhỏ, dùng đánh trong những khi tụng kinh bái sám. Thường thì trống được làm từ gỗ mít lâu đời và bịt da trâu để dễ dàng đạt được âm lượng trầm hùng nhất. Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp. Chúng sanh nghe trống chánh pháp thì nghiệp chướng tất tiêu trừ và sẽ được thoát ly luân hồi sanh tử. Tiếng trống không ai, không bi mà có sức mở, sức giải thoát tự nhiên. Mỗi khi tiếng trống được gióng lên, đánh lên, thì như đưa con người ta trở về với chánh pháp, với sự an lạc. Những lúc Đức Phật thuyết pháp, ngài nói rằng ngôn ngữ của mình cũng giống như trống chánh pháp, có thể thu phục lóng người, đưa hồn họ đạt đến an tịnh, thanh tao. Tiếng trống chốn thiền môn không những nhắc nhở người ta đừng lạc vào những bản ngã, mà còn làm rơi rụng đi tính tự kiêu, tự thị, giải phóng sự khổ đau, cô đơn trong cuộc sống của mỗi con người, tự hỏi một ngày đã qua đã làm được gì đối với chánh pháp và để đón chào một bình minh, một sức sống mới trong tâm hồn người để chuẩn bị cho một ngày hành động đầy ý nghĩa tốt đẹp.

Không giống tiếng chuông xoáy sâu vào hồn người nghe, tiếng trống thúc giục lòng người, tạo ra sự hưng phấn, niềm vui. Từng tiếng cắc - tang - tùng - rụp - vê liên hồi, tạo thành những chuỗi âm thanh trầm bổng, mạch lạc nhưng không réo rắc, đinh tai, đưa hồn người lên theo từng cung bậc, để rồi hòa nhập vào thế giới tự nhiên. Trống còn có ý nghĩa “đỡ hơi” cho người tán tụng và giúp cho buổi lễ được tăng phần trang nghiêm, long trọng.
Với sứ mệnh như vậy mà trong những lễ hội, đình đám ở xứ Huế ngày nay, bên cạnh những nhạc cụ như kèn sona, chiêng, cồng, sáo, bộ gõ... thì trống là nhạc cụ không thể thiếu được. Trái với tiếng kèn nỉ non, tiếng sáo réo rắt, bi ai, thì tiếng trống tỏ rõ sự sinh tồn của vạn vật và luật sinh tử của con người. Tiếng trống trầm hùng, mạch lạc, hoà cùng tiếng chiêng, cồng, như nhắc nhở người ta hãy nhớ đến những người đã khuất nhưng không bi ai, lệ luỵ. Tiếng trống như nói lên rằng, vạn vật phải tuân theo quy luật luân hồi; ở thế giới này hay thế giới khác, vạn vật đều tồn tại và cõi âm dương cũng chỉ là hai thái cực không tách rời.
Trong những lễ hội như Lễ hội cầu ngư ở Thuận An, lễ hội Thánh Mẫu y A Na ở điện Hòn Chén, lễ Phật Đản hàng năm, hay lễ Vu Lan... tiếng trống vọng lên chúa trời về sự hiện diện của con người và sự dâng lễ của họ...
Ở chốn làng quê, trong không gian rộng lớn, những cuộc hoà cồng chiêng, trống như đánh thức thiên nhiên, thôi thúc sự sinh sôi, nảy nở, cho mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy kho, con cháu đầy nhà. Người đánh trống thường là người có uy quyền già làng, trưởng thôn, hay trưởng họ... Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng của tiếng trống đối với người dân.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếng trống đã hằn sâu vào đời sống tâm linh và tinh thần của người dân xứ Huế. Dù đi ngược hay về xuôi, ở bất cứ ở nơi đâu, ai ai cũng sẽ mãi nhớ đến tiếng trống trầm hùng, vang vang, trang nghiêm, nổi lên trước giờ đánh chuông U minh và những tiếng trống rộn ràng, mạnh mẽ, long trọng, trong những ngày lễ hội, đình đám ở nơi đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu chuyện xảy ra 44 năm trước, vào những ngày cuối tháng 4-1975... Kể như thua rồi, vì không còn mặt trận nào đứng vững để bảo vệ Sài Gòn, cho dù nhiều đơn vị tác chiến của quân lực VNCH vẫn kháng cự nhiều nơi dữ dội.
Tháng Tư Đen... Trong những ngày cuối tháng 4/1975, tình hình thấy rõ không cứu nổi Miền Nam nữa, khi các phòng tuyến của quân lực VNCH tại Miền Trung và Miền Đông Nam Bộ sụp đổ. Liên tục ngày đêm, nhiều hàng người, cả quân và dân, lũ lượt đi đường bộ và đường biển về Sài Gòn và hải cảng Vũng Tàu.
Cờ bạc là bác thằng bần... nhưng một sòng bài có tiền cược nhiều tới 1,3 tỷ đôla Mỹ. Bản tin VietnamNet kể chuyện phá đường dây đánh bạc cực lớn: Tiền cược lên tới 30.000 tỷ đồng (tương đương 1,3 tỷ Mỹ kim).
Báo Tuổi Trẻ kể: Ngày 25-4, thông tin từ Bộ Công an cho biết cơ quan điều tra đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 22 nghi phạm liên quan trong đường đánh bạc quy mô lớn do người nước ngoài điều hành qua trang web Fxx88.com.
Trời lại hại, thế là dông tố nổi lên... sập nhà cửa, tốc mái trường, người bị thương... Báo Đại Đoàn Kết kể: Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang, đến 10 giờ ngày 24/4
Giáo viên nhiều người đáng sợ… như trường hợp Báo Lao Động kể: Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) cho biết, các cơ quan chức năng đã quyết định tạm đình chỉ công tác thầy giáo bị tố làm nữ sinh lớp 8 mang thai để xác minh, làm rõ vụ việc.
Xe đụng là chuyện thường ngày... Cũng chuyện xe máy từ hẻm phóng ra... Báo Môi Trường & Dân Tộc kể chuyện Sài Gòn: Va chạm với container khiến một người đàn ông tử vong.
Tháng 4 ngậm ngùi... Các tài liệu sau đây là từ quân sử gia Vương Hồng Anh kể về những ngày cuối tháng 4/1975... Ngày 22/4/1975: Quân Đoàn 3 Lập Phòng Tuyến Trảng Bom.
Vậy là tạm thời an toàn... Nhà nước CSVN sẽ không đập bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm. Một bản tin phổ biến trên nhiều diễn đàn kể rằng: Nhà cầm quyền chấm dứt hành động phá bỏ Nhà Thờ Thủ Thiêm.
Mất tích... tàu cá và ngư dân... Bản tin Infonet kể: Hai tàu cá cùng 20 ngư dân mất liên lạc gần bãi Tư Chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.