Hôm nay,  

Tiếng Trống Và Dân Huế

6/20/199900:00:00(View: 8600)
Tiếng trống đã nghe quá quen với tất cả người dân Việt, nhưng trong đời sống dân Huế, tiếng trống như dường gắn liền với tiềm thức cư dân cố đô. Báo trong nước ghi nhận về các âm thanh tiếng trống trong sinh hoạt dân Huế như sau.
Không biết tự lúc nào, tiếng trống đã ăn sâu vào nếp nghĩ của dân xứ Huế; nó không thể thiếu trong những bài kinh, kệ nhà Phật, trong những lễ hội, đình đám và trong đời sống tâm linh của họ.
Trống dùng trong tín ngưỡng có 2 loại là Trống đại và Trống tiểu (hay trống kinh). Trống đại là trống lớn đánh trong những lúc như trước khi đánh chuông minh vào đầu đêm hoặc cuối đêm, theo thể thức bài Tam luân cửu chuyển. Trống Tiểu là thứ trống nhỏ, dùng đánh trong những khi tụng kinh bái sám. Thường thì trống được làm từ gỗ mít lâu đời và bịt da trâu để dễ dàng đạt được âm lượng trầm hùng nhất. Tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp. Chúng sanh nghe trống chánh pháp thì nghiệp chướng tất tiêu trừ và sẽ được thoát ly luân hồi sanh tử. Tiếng trống không ai, không bi mà có sức mở, sức giải thoát tự nhiên. Mỗi khi tiếng trống được gióng lên, đánh lên, thì như đưa con người ta trở về với chánh pháp, với sự an lạc. Những lúc Đức Phật thuyết pháp, ngài nói rằng ngôn ngữ của mình cũng giống như trống chánh pháp, có thể thu phục lóng người, đưa hồn họ đạt đến an tịnh, thanh tao. Tiếng trống chốn thiền môn không những nhắc nhở người ta đừng lạc vào những bản ngã, mà còn làm rơi rụng đi tính tự kiêu, tự thị, giải phóng sự khổ đau, cô đơn trong cuộc sống của mỗi con người, tự hỏi một ngày đã qua đã làm được gì đối với chánh pháp và để đón chào một bình minh, một sức sống mới trong tâm hồn người để chuẩn bị cho một ngày hành động đầy ý nghĩa tốt đẹp.

Không giống tiếng chuông xoáy sâu vào hồn người nghe, tiếng trống thúc giục lòng người, tạo ra sự hưng phấn, niềm vui. Từng tiếng cắc - tang - tùng - rụp - vê liên hồi, tạo thành những chuỗi âm thanh trầm bổng, mạch lạc nhưng không réo rắc, đinh tai, đưa hồn người lên theo từng cung bậc, để rồi hòa nhập vào thế giới tự nhiên. Trống còn có ý nghĩa “đỡ hơi” cho người tán tụng và giúp cho buổi lễ được tăng phần trang nghiêm, long trọng.
Với sứ mệnh như vậy mà trong những lễ hội, đình đám ở xứ Huế ngày nay, bên cạnh những nhạc cụ như kèn sona, chiêng, cồng, sáo, bộ gõ... thì trống là nhạc cụ không thể thiếu được. Trái với tiếng kèn nỉ non, tiếng sáo réo rắt, bi ai, thì tiếng trống tỏ rõ sự sinh tồn của vạn vật và luật sinh tử của con người. Tiếng trống trầm hùng, mạch lạc, hoà cùng tiếng chiêng, cồng, như nhắc nhở người ta hãy nhớ đến những người đã khuất nhưng không bi ai, lệ luỵ. Tiếng trống như nói lên rằng, vạn vật phải tuân theo quy luật luân hồi; ở thế giới này hay thế giới khác, vạn vật đều tồn tại và cõi âm dương cũng chỉ là hai thái cực không tách rời.
Trong những lễ hội như Lễ hội cầu ngư ở Thuận An, lễ hội Thánh Mẫu y A Na ở điện Hòn Chén, lễ Phật Đản hàng năm, hay lễ Vu Lan... tiếng trống vọng lên chúa trời về sự hiện diện của con người và sự dâng lễ của họ...
Ở chốn làng quê, trong không gian rộng lớn, những cuộc hoà cồng chiêng, trống như đánh thức thiên nhiên, thôi thúc sự sinh sôi, nảy nở, cho mùa màng tốt tươi, thóc lúa đầy kho, con cháu đầy nhà. Người đánh trống thường là người có uy quyền già làng, trưởng thôn, hay trưởng họ... Điều này phần nào cho thấy tầm quan trọng của tiếng trống đối với người dân.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, tiếng trống đã hằn sâu vào đời sống tâm linh và tinh thần của người dân xứ Huế. Dù đi ngược hay về xuôi, ở bất cứ ở nơi đâu, ai ai cũng sẽ mãi nhớ đến tiếng trống trầm hùng, vang vang, trang nghiêm, nổi lên trước giờ đánh chuông U minh và những tiếng trống rộn ràng, mạnh mẽ, long trọng, trong những ngày lễ hội, đình đám ở nơi đây.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải VN sắp đóng cửa Đại Học Y Khoa? Bởi vì tương lai sẽ mở cửa đón hàng ngàn bác sĩ Cuba vào?
Vậy là lại tăng học phí… Tại thủ đô Hà Nội. Hóa ra là kinh tế thị trường cả ngành giáo dục.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều cơ nguy xuất hiện từ khi TQ bắt đầu phá giá nhân dân tệ, và VN phải giảm tỷ giá với USD.
Cuộc vui nào cũng tới lúc tàn… Đại lễ nào cũng tới lúc bế mạc… Bản tin TTXVN ghi rằng trang Buddhistdoor Global của Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Đại lễ Vesak lần thứ 16 đã kết thúc thành công tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc sau 3 ngày làm việc với 5 hội thảo quốc tế.
Bản tin Zing kể về Đại Lễ Vesak ở Hà Nam: 65.000 ngọn nến thắp sáng đêm hội Vesak ở ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đêm 13/5, hàng chục nghìn người tập trung về Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam, để cầu nguyện bình an và thả hoa đăng nhân dịp lễ Vesak 2019.
Sáng ngày Chủ Nhật 12-5-2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, đã trọng thể diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) - Vesak 2019, cũng là Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16, do GHPGVN tổ chức.
Chủ Nhật ngày 12 tháng 5/2019 là ngày nhiều quốc gia trên thế giới mừng Ngày Lễ Mẹ. Ai cũng có một bà mẹ, ai cũng được nâng niu chìu chuộng từ những ngày chưa ra đời, trong ngày chào đời và những ngày trưởng thành theo năm tháng.
Chủ Nhật 12 tháng 5 năm 2019 là Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Nơi đây sẽ đăng một số bài thơ liên hệ tới tình mẹ-con.
Cho học sinh học chống tham nhũng? Chuyện lạ… Người lớn chống tham nhũng là bị đàn áp liền, hà huống gì trẻ em.
Vào bệnh viện, tưởng là sẽ được chữa hết bệnh, ai ngờ chỉ một mũi thuốc… thế là chết trên giường bệnh, hết cứu nổi. Đó là chuyện xảy ra ở Hà Nội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.