Hôm nay,  

Những Người Bà Thầm Lặng

11/04/200000:00:00(Xem: 6133)
Bạn,
Câu chuyện dưới đây do một độc giả báo Phụ Nữ ghi lại, người này tình cờ nghe được một số chuyện kể về những người bà luôn nặng lòng với con cháu, âm thầm gầy dựng gia đình, un đúc cho con, cho cháu bằng tình yêu thương của mình và những chăm sóc không có tên gọi. Đó là những người phụ nữ thầm lặng giữ gìn hương khói của gia đình.

Câu chuyện kể của một cháu nội đầu tiên: Bà nội rịt lấy ba tôi bên cạnh và chặn mất con đường của ba tôi. Đó là ý nghĩ theo đuổi tôi suốt thời gian học trung học. Tôi thầm nói là tôi sẽ đi lại giùm ba con đường đó. Tôi đã có quyết định đó cho riêng mình vào đầu năm học lớp 12. Tôi học giỏi, đi du học, bà bịn rịn bên tôi suốt cả tuần. Ngày cuối cùng bà nói: Mai con cứ đi, đừng chào thưa gì nữa, nội chịu không nổi. Ráng học thành tài mà về. Tôi đã không về như nội mong. Tôi lấy chồng ở xứ người và định cư luôn ở nước ngoài.

Tới khi tôi trở về quê cũ, bà nội chỉ còn là một bức ảnh trên bàn thờ, đã giỗ mấy lần. Tôi đã không thể sà vào lòng nội như ngày xưa nữa. Thắp ba nén nhang cho nội, tôi chợt hiểu ra rằng toàn bộ con người bà đã được un đúc trong một thời đại xưa cũ, mà tôi khó lòng hiểu hết. Thời đại của đạo tam tòng, của những mái ngói âm dương khiến nội tin rằng, hễ nội được ràng buộc như thế với tổ tông, dòng họ thì nội cũng phải nối sợi dây ràng buộc đó đến con cháu mình. Bà nội cũng có nghĩ riêng mình khi buộc ba tôi phải sống chung với bà đâu. Bà sợ ba tôi quên nghĩa vụ thờ cúng ông bà của người con trai trưởng. Đi nửa vòng trái đất, tôi mới hiểu được bà nội của mình. Tôi hối hận khi nội bệnh đã không về thăm, để đút cho nội một muỗng cháo hay viên thuốc. Vậy mà tôi lại là đứa cháu nội đầu tiên nhận hết mọi tình thương và được nội chăm sóc lâu nhất.

Câu chuyện của đứa cháu nội thứ hai: Bà nội là “chuối ba hương, xôi nếp mật, đường mía lau” của tôi. Đi học về là bà giúi cho tôi một miếng bánh hay miếng khoai. Bà kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa, chuyện có thật chứ không phải chuyện cổ tích. Bà dạy cho tôi gói bánh tét, bánh ít, dạy làm kiệu, dạy cho từng lời ăn, tiếng nói... mọi thứ mà bà cho là cần thiết cho một thiếu nữ. Bà bênh tôi mỗi khi bị mẹ đánh đòn. Bà chống gậy lò dò đến bên giường gọi tôi thức dậy học bài thi, mỗi bận thi học kỳ. Bà nội là bà mẹ thứ hai của tôi. Nhờ bà nội, tôi được hưởng những âu yếm nhẹ nhàng mà người mẹ bận chuyện áo cơm của tôi không làm nổi. Khi bà bệnh nặng, cu Tí em tôi mới ba tuổi và tôi lo lắng nó sẽ không hưởng được một bà nội ngọt ngào trọn vẹn như tôi.

Bạn,
Phần trên là câu chuyện của hai đứa cháu nội kể về người bà của mình, và đây là câu chuyện của một người dâu nói về mẹ chồng, về bà nội của con mình: Má chồng tôi là một phụ nữ chuyên quyền, mọi việc trong nhà đều do bà quyết định, từ ăn gạo loại gì cho đến con đi học trường nào. Xuất thân từ một gia đình danh giá, nên bà mang đầy đủ của một dấu ấn thời phong kiến. Những phong tục tập quán xưa được bà bảo vệ đã ràng buộc chúng tôi nhiều thứ. Cứ xem qua một mâm giỗ với sáu bảy món cầu kỳ thì biết. Còn ảnh hưởng của bà đối với những người con thì gần như tuyệt đối. Chồng tôi gần 50 tuổi, nhưng cứ như là một thiếu niên khi vâng lời của bà mọi việc, kể cả việc sống bên bà 4 ngày một tuần, chỉ còn dành cho vợ 3 ngày còn lại kể từ khi chúng tôi dọn ra riêng. Tôi không chiếm được trọn con người của anh ấy, hết ba phần tư tâm tưởng của chồng tôi là thuộc về bà. Một phần tư còn lại là của ba mẹ con tôi chia sẻ. Tôi có được bao nhiêu trong trái tim của chồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.