Hôm nay,  

Xóm Thợ Giữa Rừng

09/08/200000:00:00(Xem: 5365)
Bạn,
Miền núi tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung, là nơi tập trung nhiều cư dân thuộc các sắc tộc thiểu số, và dọc theo dãy núi huyện Bắc Bình của tỉnh Bình Thuận, có rất nhiều người sống bằng nghề rừng, một nghề được dân gian xếp vào loại nghề gian khổ nhất qua câu “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”. Để phá sơn lâm, người thợ rừng phải vào tận các khu thâm sơn để hành nghề. Đặc biệt tại huyện nói trên, có một địa điểm thu hút đông thợ rừng. Đó là vùng núi có tên là Đá Chát, núi này có một xóm thợ rừng nằm giữa mênh mông rừng và núi đá. Một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã đến thăm xóm thợ rừng và ghi nhận như sau qua đoạn ký sự dưới đây.

Cái xóm chỉ có hơn 30 chiếc lán quầy quây quần bên khe suối cạn nhưng không bao giờ vắng người. Cứ tốp người này về dưới làng, lại có tốp khác lên thế chỗ. Anh Phước dẫn đường cho chúng tôi nói: Mỗi lán đều là của chung. Chúng tôi ghé vào lán của ông già Tam, tuy đã ngoài 60 tuổi nhưng trông ông vẫn còn rất quắc thước. Chiếc sạp tre chỗ ông ngồi lên nước bóng lưỡng, dưới bờ suối, bà Tằm đang nhóm bếp chuẩn bị cơm chiều. Bếp được kê bằng ba cục, đá tảng. Tôi nhìn quanh khu tán, có đầy đủ mọi thứ rau quả tươi như một mảnh vườn. Chen trong kẽ đá hai bên bờ suối là hai cây đu đủ, một khóm rau thơm trồng bên cạnh bếp, mấy cây ớt mọc cạnh bụi màu trước lán. Chiều xuống, tốp thợ từ trong rừng sâu lục tục kéo về.

Chiều trên núi xuống thật nhanh, những phụ nữ Chăm đi gom lá rừng về un đống lửa đuổi muỗi. Mấy cậu bé dắt bò xuống khe suối cho uống nước. Xe bò là phương tiện duy nhất đề chuyên chở cây gỗ về xuôi. Ghé lại quán của bà già người Chăm, câu chuyện của những người thợ rừng bên chiếc bàn ghép bằng mảnh tre đang xoay quanh chuyện người K’Ho xã Phan Điền đi săn và bắn cả gà của bà con xóm mình ở đây. Quán nhưng không khác một mối tình nào. Đây là nơi duy nhất cung cấp kẹo, món được nhiều người thích, bánh ngọt và cả rượu, mồi nhậu cho người thợ rừng. Đây là xóm nghỉ chân của thợ rừng. Sáng, từ xóm này họ ra rừng đốn củi hầm than hoặc xẻ gỗ, chiều về lại lán trại nghỉ ngơi cơm nước. Trong giờ trưa cả xóm vắng hoe, chỉ có người già ở lại trong lán. Một thanh niên người Chăm nói: Anh lên đây mùa này núi còn vắng đó, đến mùa mưa khu vực lũng núi Đá Chát này nhiều người lắm. Anh giải thích thêm: Thật ra mùa khô mới thích hợp với nghề trong rừng nhưng vì mùa mưa giá bán than cao hơn mùa khô (mùa mưa khó hầm than hơn) nên người ta đưa nhau vào rừng.

Nghề đốt than hay còn gọi là hầm than được xếp vào loại nghề chẳng đặng đừng vì rất cực nhọc. Ông Ỏn mới xấp xỉ 40 nhưng trong như người ngoài 50 tuổi, nói về cái nghề mà mình đã gắn bó từ hồi còn leo một hơi qua hai gộp núi, nói làm cái nghề này không bao giờ khá lên nổi. Hầm than bây giờ phải vào rừng sâu mới có cây chắc gỗ. Hạ cây, đào hầm, đốt, lấp để có một mẻ than rừng cũng mất gần nửa tháng. Hầm xong than lại cất công gánh từ núi về chợ bán. Dân vùng Phan Rí Cửa-Tuy Phong, Bình Thuận, làm nghề biển, nhiên liệu đốt dùng toàn than rừng của người dân ở các xã gần núi đem về. Một gánh than đem về chợ cũng mất nửa ngày đường. Mấy năm gần đây rừng ngày càng hết cây.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, địa phương đã ra thông báo cấm chặt cây rừng làm củi, than. Những người thợ than chỉ biết hầm những cây nhỏ tạp. Nhiều khi không gặp chỗ cây tốt, một lò than hầm hai bao gạo là quý lắm rồi. Còn những người thợ gỗ thì gian nan hơn, vì đường vào trại gỗ thì xa vời vợi, xa xóm thợ giữa rừng đến mấy dãy núi tận đi nửa ngày đường. Với những người thợ gỗ, xóm thợ giữa rừng là điểm hẹn của ra đi và trở về.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.