Hôm nay,  

Thị Trường Phim Truyện

18/12/199900:00:00(Xem: 7004)
Bạn,
Trong một cuộc hội thảo về tình hình phát hành phim truyện trong nước tổ chức tại Sài Gòn, một số đạo diễn đã than phiền là các đài truyền hình ở Hà Nội cũng như Sài Gòn đã dành quá nhiều ưu đãi cho các phim truyện truyền hình nước ngoài, trước đây thì các bộ phim do Bắc Kinh sản xuất, bây giờ thì các bộ phim Nam Hàn (trong nước gọi là Hàn Quốc) gần như chiếm lĩnh chương trình chiếu phim của các đài truyền hình. Một số ý kiến cho rằng một trận chiến giành thị trường giữa phim truyện Việt Nam và phim truyện nước ngoài đang diễn ra quyết liệt và các công ty Việt Nam đã thua ngay trên sân nhà. Hiện trạng này được báo Tuổi Trẻ ghi nhận qua trích đoạn có nội dung như sau:

Trước đây, đã có một thời dư luận lên tiếng các đài truyền hình chiếu quá nhiều phim truyện Trung Quốc. Giờ đây lại đến lượt phim truyện Hàn Quốc chiếm lĩnh một tỉ lệ lấn át trên các màn ảnh nhỏ, và nhiều người còn nghĩ rằng biết đâu ngày mai sẽ đến lượt phim Nhật Bản hay phim gì đó lên ngôi ở Việt Nam. Bi kịch của điện ảnh VN cũng chẳng khác gì nền điện ảnh Đài Loan na ná số phận èo uột. Sự non kém và khủng hoảng triền miên được bộc lộ tập trung và lặp đi lặp lại suốt hành trình giải Kim Mã. Chính phủ và nghệ sĩ Đài Loan hàng năm đã phải bỏ ra rất nhiều tiền cho liên hoan phim này, mà rốt cuộc giải Kim Mã ít khi rơi vào tay điện ảnh chủ nhà. Người Đài Loan cứ mãi vỗ tay trao giải Kim Mã của mình cho những bộ phim và nghệ sĩ điện ảnh Trung Quốc (nay bao gồm cả Hồng Kông). Có ý kiến nêu lên nên chấm dứt giải điện ảnh này. Nhưng chấm dứt Kim Mã cũng đồng nghĩa với khai tử điện ảnh Đài Loan. Cho đến nay mấu chốt của vấn đề vẫn là điện ảnh Đài Loan chưa đủ sức tự chủ một giải điện ảnh độc lập mà phải mở cửa để tồn tại, dù trong Liên Hoan phim Kim Mã thì điện ảnh Đài Loan không chiếm tỷ lệ thượng phong. Bởi họ tin tưởng chính sự hiện hữu của phim ngoại trong thị trường cạnh tranh sẽ là một cơ hội kích thích sự vươn lên và phát triển của nền điện ảnh bản địa trong tương lai.

Có lẽ phải mạnh dạn nhìn nhận một thực tế là tại các quầy cho thuê băng video gia đình, khán giả nào có mấy ai chọn phim Việt Nam. Điều quyết định là ở chỗ chất lượng của những tác phẩm điện ảnh và cả truyền hình Việt Nam. Thành công của những nhà điện ảnh Việt Nam của nền điện ảnh Việt Nam được quyết định ở sự ủng hộ, tin yêu trước tiên của chính khán giả Việt Nam đối với phim Việt Nam. Bài toán này bao năm qua vẫn chưa có lối ra. Thiết tưởng đã đến lúc cần có một bước chuyển mạnh từ thiết chế văn hóa điện ảnh, tháo gỡ những ách tắc, cản ngại trong hoạt động điện ảnh. Sự nở rộ một luồng phim Hàn Quốc hay luồng phim của nước nào chỉ có tính cách nhất thời rồi sẽ qua đi.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, cứ mỗi lần thị trường phim truyện nước ngoài qua màn ảnh nhỏ trong nước cho thấy hơi tập trung theo một hướng nào đó, thì cũng là lúc các nhà điện ảnh trong nước lại “bức xúc” lên tiếng, đưa ra những giải pháp, song những ý kiến đó vẫn còn trong vòng luẩn quẩn, thậm chí có những ý kiến nóng lòng muốn giành lại vị thế chiếu phim trên truyền hình Việt Nam và vẫn chưa thoát khỏi “nếp nghĩ thời bao cấp”. Báo Tuổi Trẻ cho rằng nhiều nhà điện ảnh trong nước quên bẵng cơ chế thị trường đang chi phối mọi ngõ ngách của kinh tế Việt Nam, trong đó có cả điện ảnh-truyền hình, và cũng quên rằng khán giả truyền hình điện ảnh bây giờ sẵn sàng quay lưng với nhiều bộ phim trong nước, từ chối sản phẩm này, chọn lựa sản phẩm kia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.