Hôm nay,  

Lễ Hội Nấu Cơm Thi

2/11/200300:00:00(View: 6683)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe chuyện về lễ hội nấu cơm thi ở một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh vừa là tên một làng, vừa là tên của cả thị trấn. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết về lễ hội này như sau.
Thời Gia Long “Nhị thập niên”, Hương Canh có 7 giáp. Mỗi Giáp cứ theo tên Cơ mà gọi: Cơ Treo Chùa, Cơ Ngói Hạ, Cơ Đông Mướp, Cơ Trong Vam, Cơ Lang Gợ, Cơ Nội Giữa, Cơ Chuôi Chòm. Các Giáp đều được quyền và có trách nhiệm tham gia lễ hội “Nấu cơm thi”.
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi Giáp phải nấu 16 nồi cơm dự thi, gạo Gié cánh, loại gạo đặc sản của Hương Canh, vào nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất như Khai Quang, Bảo Sơn, Vị Trù, Thanh Dã hay Hiển Lễ, vì 3 đình Hương Canh không thờ ông tổ làm nồi đất là Nồi Hầu, mà thờ vị Thành hoàng thời Ngô Vương Quyền.
Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đã nấu xong, đến nhà trưởng Giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên chủ hộ.

Các chức sắc trong Giáp được cử làm giám khảo. Mỗi Giáp một người, tất cả gồm 7 cụ. Thêm một cụ đứng đầu điều khiển việc chấm thi, gọi là cụ Trùm Nước.
Cơm mang so tài phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, lúc đang nóng hôi hổi, người ta lấy đũa cả đè lên, các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp dốc xuống, cơm tuột ra khỏi bát thật róc, hạt cơm dính liền và mịn mặt như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là “cơm in”, cắt ra từng miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo, vừa thơm như xôi.


Muốn đạt được những tiêu chuẩn đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nước nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời, lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ; người ta dùng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Nồi nấu cơm bằng đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối tươi. Vung rất khít, không gây oi khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy; lượt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Lễ hội “nấu cơm thi” đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, loại gạo mà trong sách “Vân đài loại ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Hạt gạo Gié Cánh là biểu tượng của 3 làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy, cho tráng đinh trong trận mạc chống ngoại xâm và giặc cỏ, ở các làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo quốc nội, trong khi TPSG đang tập trung giải tỏa nhà ổ chuột, nhà lụp xụp thì tại một số khu vực ở vùng ven lại mọc lên nhiều khu nhà "ổ chuột" kiểu mới xây dựng tạm bợ, diện tích chưa đến 10 mét vuông. Những quận như quận Bình Tân, Tân Phú, quận 12... là những nơi có nhiều khu nhà ổ chuột. Báo Người Lao Động ghi nhận hiện trạng này qua đoạn ký sự như sau.
Hiện nay, tại VN, các trung tâm dạy tiếng Anh của các tổ chức giáo dục nước ngoài đang ngày càng lấn lướt các đại học trong nước. Học phí tại đây thường được tính bằng Mỹ kim với mức không rẻ, nhưng vẫn thu hút rất đông học sinh. Học tiếng Anh "xịn" đang là trào lưu của giới trẻ. Tin Nhanh VN ghi nhận hiện trạng này tại Hà Nội như sau.
Tại U Minh tỉnh Cà Mau,có nhiều thợ quanh năm chui rúc trong những cánh rừng tràm như dân du mục để đem sức lực, mồ hôi đổi lấy chén cơm manh áo. Họ là dân nghèo từ các tỉnh miền Tây hội tụ về các lâm ngư trường U Minh đốn tràm thuê kiếm sống. Phóng viên báo Người Lao Động viết về cuộc sống khốn khổ của những người thợ này như sau.
Theo báo Thanh Niên, tại VN, sừng tê giác được rao bán trên thị trường chỉ là giả hoặc là mánh bịp bợm của những kẻ lừa đảo. Còn hàng thật đang được mua bán một cách bí mật, thì là hàng nhập lậu, từ các nguồn khắp trên thế giới. Một ký sừng dao động 17,000-20,000 Mỹ kim. Báo TN viết như sau. Một ký sừng tê giác tại thị trường Việt Nam dao động từ 17 ngàn đến 20 ngàn đôla.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tình hình buôn lậu tại các tỉnh biên giới ở phía Bắc Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, một địa phương có nhiều "cứ điểm" của dân buôn lậu. Tại nhiều khu vực của tỉnh này, hàng lậu vận chuyển qua biên giới, theo những đường mòn vào các nhà dân gần đó ém chờ tin của hoa tiêu - còn được gọi là "chim lợn".
Tại VN, theo quy chế tuyển sinh viên vào các trường Đại học, trong kỳ thi nhập học, ngoài trường chính (nguyện vọng 1), mỗi thí sinh dự thi được quyền ghi thêm 1 nguyện vọng (nguyện vọng 2) theo học 1 trường đại học nếu số điểm thi không đạt điểm chuẩn của trường chính, nhưng hội đủ số điểm của trường thuộc nguyện vọng 2.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, dịch cúm gia cầm tái phát đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Sài Gòn, Hà Nội hoang mang. Đại diện các công ty cho biết, hằng năm, trong mùa bánh Trung Thu, đều tung ra một khối lượng lớn bánh có nhân làm từ thịt, trứng gà, nhưng năm nay sẽ phải cân nhắc lại việc này vì nguy cơ dịch cúm sẽ là mối họa cho các cơ sở kinh doanh.
Theo báo quốc nội, nhiều khu nhà tại Hà Nội đang có hiện tượng lún và nghiêng. Báo Lao Đông nêu ra trường hợp1 khu nhà 5 tầng gồm với 40 gia đình, được xây dựng từ năm 1988, đưa vào sử dụng năm 1990.. Ngay từ khi đưa vào sử dụng, nhà đã có hiện tượng lún và nghiêng về phía bắc nhưng đã được các cơ quan chức năng xác định là vẫn bảo đảm an toàn, độ nghiêng trong giới hạn cho phép.
Theo báo SGGP, những ngày qua, tòa soạn báo này nhận được một số thư của cư dân xã Bà Điểm huyện Hóc Môn, TPSG, than van về tình trạng ngập úng nước triền miên gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất của người dân và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.Từ ø một vùng đất gò, nơi đã tạo nên cau, trầu Bà Điểm nổi tiếng là ngon nhất cả VN, nay lại rơi vào cảnh ngập úng trầm trọng.
Theo báo quốc nội, tại Sài Gòn, số bệnh nhân luôn quá tải khiến các cơ sở khám chữa bệnh công lập làm không hết việc, trong khi vẫn phải thường xuyên bù lỗ vì mức thu vào quá ít. Cũng do quy chế bệnh viện phí bất hợp lý, người nghèo không được hưởng dịch vụ y tế. Nhiều bệnh nhân nghèo phải lâm vào tình cảnh khốn khổ khi vào điều trị tại các bệnh viện
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.