Hôm nay,  

Lễ Hội Nấu Cơm Thi

2/11/200300:00:00(View: 6692)
Bạn,
Lá thư kỳ này kể cho bạn nghe chuyện về lễ hội nấu cơm thi ở một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là Hương Canh, thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Hương Canh vừa là tên một làng, vừa là tên của cả thị trấn. Báo Giáo Dục-Thời Đại viết về lễ hội này như sau.
Thời Gia Long “Nhị thập niên”, Hương Canh có 7 giáp. Mỗi Giáp cứ theo tên Cơ mà gọi: Cơ Treo Chùa, Cơ Ngói Hạ, Cơ Đông Mướp, Cơ Trong Vam, Cơ Lang Gợ, Cơ Nội Giữa, Cơ Chuôi Chòm. Các Giáp đều được quyền và có trách nhiệm tham gia lễ hội “Nấu cơm thi”.
Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân. Mỗi Giáp phải nấu 16 nồi cơm dự thi, gạo Gié cánh, loại gạo đặc sản của Hương Canh, vào nồi bảy bằng đồng điếu, chứ không dùng nồi đất như Khai Quang, Bảo Sơn, Vị Trù, Thanh Dã hay Hiển Lễ, vì 3 đình Hương Canh không thờ ông tổ làm nồi đất là Nồi Hầu, mà thờ vị Thành hoàng thời Ngô Vương Quyền.
Buổi chiều, đúng giờ Mùi, các hộ bưng nồi cơm thi từ nhà mình đã nấu xong, đến nhà trưởng Giáp. Các nồi cơm đều được niêm phong bằng giấy bản, dán nước bọt cơm, bịt kín cả vung. Trên vung ghi rõ tên Giáp và tên chủ hộ.

Các chức sắc trong Giáp được cử làm giám khảo. Mỗi Giáp một người, tất cả gồm 7 cụ. Thêm một cụ đứng đầu điều khiển việc chấm thi, gọi là cụ Trùm Nước.
Cơm mang so tài phải thật trắng, thật thơm và thật dẻo. Cơm đơm ra bát, lúc đang nóng hôi hổi, người ta lấy đũa cả đè lên, các hạt cơm dính chặt lại với nhau. Khi úp dốc xuống, cơm tuột ra khỏi bát thật róc, hạt cơm dính liền và mịn mặt như đóng khuôn. Thứ cơm này gọi là “cơm in”, cắt ra từng miếng như cơm nắm, vừa mịn, vừa dẻo, vừa thơm như xôi.


Muốn đạt được những tiêu chuẩn đó phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Nước nấu cơm thường là nước mưa hứng giữa trời, lưu trữ trong chum vại đậy kín, không có mùi ngói vôi, mùi máng kẽm rỉ, mùi nấm mốc ở thân cau, không có bọ gậy. Cả nước vo gạo lẫn nước nấu cơm đều phải lọc rất kỹ; người ta dùng tập giấy bản lót trong rá, để rỏ tí tách xuống vại từ mấy đêm trước. Nấu cơm phải bằng củi xoan khô, đượm lửa, bền than và ít khói, ít bụi. Nồi nấu cơm bằng đồng điếu, đánh sạch, sáng đỏ lên, dùng mỡ cơm xôi để lau nồi trước khi nấu cho dễ róc cháy và không bị bén nồi. Cơm sẽ thơm và không tanh mùi đồng. Vung đất đậy lọt khít trong miệng nồi. Người ta mài nhẹ quanh vành vung để lấy độ tròn và độ nhám, nên đậy vung không cần đệm lá chuối tươi. Vung rất khít, không gây oi khói và vàng cơm. Những nồi cơm đạt yêu cầu, không bị vơi, không bị đầy quá; trên dưới, tứ bề đều ngon, thơm, đẹp như nhau thì được trúng giải. Nồi nấu khéo là nồi không có cháy; lượt cơm đáy không khô cứng, chung quanh không ướt.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Lễ hội “nấu cơm thi” đã đề cao hạt gạo Gié Cánh, loại gạo mà trong sách “Vân đài loại ngữ”, nhà bác học Lê Quý Đôn gọi là Tám Cánh, hoặc Tám Râu, hàm lượng protein lên tới 12%. Hạt gạo Gié Cánh là biểu tượng của 3 làng Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Canh, biểu tượng của nền văn minh lúa nước, đề cao tài năng nấu cơm cho thợ cày, thợ cấy, cho tráng đinh trong trận mạc chống ngoại xâm và giặc cỏ, ở các làng quê miền bán sơn địa xen kẽ đồng bằng Vĩnh Phúc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin “Nguy cơ tan rã ĐBSCL: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên báo Thanh Niên ngày 22-6-2016 ghi nhận, trích:
Chuyện xảy ra từ 10 năm nay... cả nước kinh doanh trái luật. Nói chính xác, “Tất cả điều kiện kinh doanh 10 năm qua đều trái luật.” Đó là lời của một chuyên gia.
Khi xả thải đầy độc chất, dòng sông sẽ thê thảm... Chuyện này đã xảy ra từ lâu với nhiều dòng sông. Và lần này, cơ nguy là dòng Sông Hậu...
Khi muối dư thừa, có phải vì dân chúng không dám mua nữa, có phải vì dân chúng rủ nhau tìm mua muối Thái Lan, muối Mỹ... chỉ vì sợ biển Việt Nam đầy chất độc Formosa?
Quan chức là phải có xe... Có xe cấp cho quan chức là phải có thêm tài xế... Đối với quan chức đại biểu Quốc hội cũng thế, tiền chi phí cho xe và tài xế, tiền sửa xe và xăng dầu, và đủ thứ... sẽ hao tiền vô số kể.
Báo Xã Luận kể về chuyện diễn ra trên một băng hình video, cho thấy một số nữ sinh tỉnh Thái Bình mặc áo dài trắng rửa chân cho cô giáo.
LGT: Một bài viết trên Đại Kỷ Nguyên, cho thấy một mảng lịch sử Trung Quốc đã bị xóa bỏ trong ký ức giới trẻ Hoa Lục. Có phải những hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra tại Việt Nam? Xin trích bài này như sau...
Không phải rằng ông Hồ đã đẩy cả nước vào những cuộc binh lửa kinh hoàng, và rồi chính ông khởi động những cuộc thảm sát lớn như cải cách ruộng đất, đấu tố Nhân văn Giai phẩm sao?
Việt Nam cũng theo truyền thống nhiều nước từ mấy năm nay, chọn Ngày Của Cha là Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 mỗi năm.
Bản tin VietnamNet ghi theo CafeBiz/TTVN cho biết khi dùng hình ảnh ông Obama để marketing, Bia Hà Nội có thể bị phạt 30 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.