Hôm nay,  

Thờ Cúng Mười Hai Mụ Bà

19/12/199900:00:00(Xem: 7331)
Bạn thân,
Bạn còn nhớ một thời chúng ta đi học, đạp xe dọc qua đường Đồng Khánh, và thấy một số Hoa Kiều bày bàn thờ ngoài phố, thờ mẹ sanh mẹ độ. Chúng ta không hiểu, nhưng cứ nghĩ rằng chuyện bà độ cũng hệt như chuyện Phật Bà Quan Âm bên Phật Giáo, hay Đức Mẹ Maria bên Thiên Chúa Giáo. Để tôi gửi bạn các trích đoạn bài nghiên cứu sau của Tạp Chí Xưa Và nay, về niềm tin mẹ sanh mẹ độ độc đáo này.

Thông thường mỗi khi gia đình có phụ nữ sắp sinh nở, trong nhà sửa soạn trang thờ sạch sẽ, nhang đèn bánh trái, người trưởng thượng đứng ra khấn vái mười hai Mụ bà cho mẹ tròn con vuông, hoặc khi trẻ con đau bệnh…

Tại Việt Nam ngày trước tục thờ cúng mười hai Mụ bà còn gọi là bà Mẹ sanh gần như phổ biến, nhà nào cũng có dành riêng “trang” thờ, trên trang thờ không hình tượng, chỉ dán tờ giấy hồng đơn ở giữa, một đôi giày trẻ con bằng giấy màu, một bộ đồ thế (quần áo giấy), chiếc nón lá giấy (nhỏ) và một lư hương, mặt ngoài trang thờ phủ bức màn điều, hai bên dán hai mảnh giấy vàng cắt trổ thủng hồi văn hình kỷ hà hoặc hoa lá như hai lá phướn 0,10 x 0,30m, tuỳ cái trang lớn nhỏ. Thông thường mỗi khi gia đình có phụ nữ sắp sinh nở, trong nhà sửa soạn quét dọn trang thờ sạch sẽ, nhang đèn bánh trái, người trưởng thượng đứng ra khấn vái mười hai Mụ bà cho mẹ tròn con vuông, hoặc khi trẻ con đau bệnh cũng lên đèn thắp nhang van vái cho đứa trẻ lành bệnh. Đó là tình trạng thờ bà Mẹ sanh tại nhà của các cư dân Nam bộ, các chùa miếu thảng hoặc cũng có thờ “gởi” (phối tự) trên các trang thờ, hoặc ngoài một miếu nhỏ, như các chùa Hóc Ông, chùa Biên Hoà, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn, một số các chùa miếu Bà của người Hoa các nơi, nhất là tại Điện Ngọc Hoàng quận I thành phố Sài Gòn có thờ một bộ tượng bà Mẹ sanh, gồm 12 tượng bằng gốm men màu (Quảng Đông diêu) của lò gốm Cây Mai Chợ Lớn sản xuất. Có thể bộ tượng do một “cúng chẩy xí” (công tử sư) sư phụ nặn tượng gốm nào đó bên Phật Sơn, Quảng Đông (nơi làm gốm trang trí đình miếu nổi tiếng) được mời sang làm tại lò gốm Cây Mai vùng Phú Lâm, Chợ Lớn xưa, mỗi tượng được thể hiện các tư thế khác nhau thật sinh động, với mấy màu men trắng, xanh, vàng, nâu, đỏ cố hữu của loại men gốm Quảng Đông. Đây là bộ “tiếu tượng” gốm men màu Quảng Đông diêu, Đài Loan gọi là gốm “Cô Chi” (Giao Chỉ) quý hiếm còn lại tại Việt Nam (xin xem “Gốm Cây Mai Sài Gòn xưa” tác giả Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc).


Mười hai Mụ bà là ai mà có đến 12 bà và tục thờ cúng có từ bao giờ" Tục thờ mười hai Mụ bà là một tín ngưỡng được người Việt tiếp thu từ người Trung Hoa. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì tục thờ này có nguồn gốc từ lâu đời, được giải thích trong bộ truyện Phong Thần còn gọi là Phong Thần Diễn Nghĩa.

Theo trong truyện Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên Đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu nắm giữ cái Hỗn Nguyên Kim Đẩu (đấu vàng). Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này, tức là cái “tịnh quyên” hoặc “sản bồn” (chậu nước tắm rửa đứa bé vừa lọt lòng mẹ), phụ nữ sinh đẻ gọi là “lâm bồn” là vậy. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là “Tam cô” là môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, ngày nay “Tam cô” gọi chung là “Chú sanh Nương Nương” (Bà mẹ sanh).

“Chú sanh Nương Nương” còn gọi là “Thụ tử thần” (Thần ban con), gồm có 12 bà chị (Thập nhị thư bà), Thập nhị Bảo mẫu, Thập nhị Đình nữ, ngẫu tượng hình là 12 tượng nữ bồng con, cho bú, tắm rửa hoặc tay bồng tay dắt, đứng ngồi với 12 tư thế khác nhau.

Tên mười hai Mụ bà gồm có: 1. Trần Tứ Nương là bà chị “Chú sanh”, 2. Vạn Tứ Nương là bà chị “Chú Thai”, 3. Nguyễn Tam Nương là bà chị “Giám sanh”, 4. Tăng Ngũ Nương là bà chị “Bảo tống” (ẵm trao), 5. Lâm Cửu Nương là bà chị “Thủ thai”, 6. Lý Đại Nương là bà chị “Chuyển sanh”, 7. Hứa Đại Nương là bà chị “Hộ sản”, 8. Lưu Thất Nương là bà chị “Chú nam nữ” (định trai gái), 9. Mã Ngũ Nương là bà chị “Tống tử”, 10. Lâm Nhất Nương là bà chị “An thai”, 11. Cao Tứ Nương là bà chị “Dưỡng sanh”, 12. Trúc Ngũ Nương là bà chị “Bảo tử” (bồng con), mười hai bà. Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký ghi: ”... nhưng tại Từ Hựu Cung ở Tồng Sơn, Đài Bắc thị lại “phối tự” cung phụng đến 13 bà Mẹ sanh, thêm một Bà tên Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh) tại địa phương này, vì cảm kích thiện tâm của Bà luôn tận tuỵ giúp đỡ mọi người vượt qua mọi khốn đốn, nên nặn tượng thờ Bà chung với 12 Bà có từ trước.

Bạn thân,
Thế giới chúng ta thật ly kỳ. Tôi ngờ vực đây có thể cũng là những biểu tượng nào đó. Thí dụ như 12 bà mẹ có thể là chuỗi xích 12 nhân duyên của nhà Phật biến thể ra. Hay gì gì đó. Nhưng cuối cùng thì, chúng ta thấy được rằng tín ngưỡng nào cũng nói lên những ước mơ cao đẹp của con người, muốn làm cho thế giới này trù phú và đẹp thêm. Và chế độ nào thì cũng không thể sống trường thọ như tín ngưỡng, phải không bạn"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.