Hôm nay,  

Vợ Nuôi Chồng Vẽ Tranh

03/08/200200:00:00(Xem: 4115)
Bạn,
Theo báo quốc nội, trong giới họa sĩ, rất ít người có cuộc sống khá giả nhờ tiền bán tranh. Do kinh tế gia đình quá khó khăn, nhiều họa sĩ phải làm thêm nghề phụ để có thể tiếp tục vẽ tranh. Một số họa sĩ “may mắn” đã được người bạn đời của mình chia xẻ gánh nặng mưu sinh để tập trung thời gian cho hội họa, trong số đó có họa sĩ Bùi Xuân Phái (đã từ trần vì bệnh ung thư). THọa sĩ Bùi Xuân Phái được các phê bình gia tôn vinh là nhà danh họa, ông đã đến với hội họa từ thời tiền chiến và đã dành trọn cuộc đời cho nghệ thuật. Qua lá thư này, mời bạn nghe câu chuyện “họa sĩ Bùi Xuân Phái sống bằng nghề y tá của vợ” trích từ báo Tiền Phong.
“Có yêu mới lấy, nhưng lấy ông kể cũng cực lắm, mình phải quán xuyến hết, ông ấy cứ như trên mây trên gió... Ở nhà, ông ấy được ưu tiên số 1, cái gì ngon lành là phần chồng, con rồi mới đến mình”, bà Nguyễn Thị Sính tâm sự. Căn buồng khoảng 25 m2, đại gia đình quây quần sống ở đó từ năm 1952, giờ là chỗ bà ở, tiếp khách và làm nghề tiêm: 2 ngàn đồng/mũi. Những mũi tiêm nuôi nghệ thuật từ hồi giá của nó chỉ có 2 hào. Căn gác xép gỗ vừa bé vừa thấp, làm chỗ cho ông Phái vẽ, giờ đây đã được đổ bê tông. Nội thất căn phòng dùng toàn đồ gỗ giả cổ, quanh các bức tường kín tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái và anh con trai, hoạ sĩ Bùi Thanh Phương. Anh cũng vẽ phố nhưng phố Phương nhộn nhịp và tươi màu hơn. Ngày trước, Bùi Xuân Phái vẽ những bức tranh chỉ bằng 1-2 màu có trong tay, toan đôi lúc là giấy báo, vỏ bao thuốc lá, vỏ bao diêm. Vẽ xong ông nhét vào khe tủ, bạn bè đến chơi đem ra khoe rồi cho. Có người sẵn sàng mò vào gầm giường lôi ra những hoạ phẩm tác giả vứt bỏ để đem về. Ông Phái không thích kiểu hâm mộ ấy. Ông từng viết: “Lưu lại cái dở, cái xấu không khác gì những tên hại dân hại nước lưu lại cái tên tuổi xấu xa”.

Chiến tranh đã cho cô Nguyễn Thị Sính nghề y tá và người chồng. Chàng ở Thuốc Bắc, nàng ở Đinh Tiên Hoàng cùng chị gái, anh rể có họ với Bùi Xuân Phái. Hai người quen biết nhau từ nhỏ. Nhưng chỉ đến khi vào tận Thanh Hoá, khi Xuân Phái làm báo Vui Sống, ông mới nhận ra cô cháu gọi mình bằng chú, nay đã lớn. Bà kém ông 7 tuổi. Họ đến với nhau không gặp trở ngại gì. Bà không nhớ ông đã vẽ mình bao nhiêu bức, cũng như không để ý xem ông có bao nhiêu người mẫu. Chỉ biết, ông vẽ bà mọi nơi, mọi lúc, đang cho con bú, đang ngủ, mặc áo dài mới. Vợ anh Phương bình luận: “Ông vẽ cô nào cũng thành giống bà hết: gò má cứ cao vút lên”.
Ngoài 40 tuổi, ông mới được Hội Mỹ thuật cho vào biên chế, mới có lương hàng tháng. Lúc bấy giờ ông vẽ cho mình, thấy đẹp thì vẽ thôi. Các em trong nhà, bạn bè thích cái nào cho luôn. Năm 80-81, bắt đầu bán được tranh, ông phấn khởi lắm. Triển lãm cá nhân đầu tiên và cũng là cuối cùng năm 1984 cũng bán được một số.

Bạn,
Cũng theo báo TP, họa sĩ Bùi Xuân Phái mất giữa năm 1988 vì ung thư phổi, bức ký hoạ cuối cùng trên giường bệnh còn kịp rơi vào tay một nhà hâm mộ. Mãi đến năm 90-91, gia đình mới mua thêm được hai căn buồng trên gác. “Lúc ấy, đành phải bán tranh. Tất cả vì cuộc sống, chứ cứ giữ tranh mà ngắm à”, bà nói với một giọng bình thản. Một người bạn của họa sĩ Bùi Xuân Phái, nói: “Sau khi anh chết, anh còn nuôi bao nhiêu bạn bè bằng tranh tặng, cả tôi nữa. Tiền bán tranh đủ cho con tôi một căn buồng và một số thứ khác. Trên thế giới, không có một hoạ sĩ nào hào phóng như anh Phái”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.