Hôm nay,  

Lễ Tẳng Cẩu Của Cô Dâu

30/05/199900:00:00(Xem: 6939)
Hôn nhân là nghi thức rất mực công phu và thơ mộng của người Việt, dù dân tộc mạn xuôi hay mạn ngược. Bạn nghĩ rằng các lễ vấn danh, nạp thái... đã là đủ rắc rối" Sắc tộc người Thái miền núi VN cũng có những nghi lễ trân trọng y hệt như lấy ra từ sách Tàu, thí dụ như "lễ tẳng cẩu" của các cô dâu Thái. Bài nghiên cứu sau đây trích từ báo quốc nội ghi lại một phong tục cổ truyền còn gìn giữ này, như sau.
Hôn lễ của gia đình người Thái diễn ra rất long trọng và công phu. Khi mang lễ vật sang nhà cô dâu, nếu nhà khá giả là một đôi gà đủ trống mái, hai chiếc đệm, hai chiếc chăn, hai chiếc gối, hai súc vải (mỗi súc mười sải tay), một đôi cẩu (tóc rối và một cái trâm bạc đính đồng bạc hoa xòe). Trong đám đón dâu nếu thiếu gà, thiếu đệm cũng có thể cho qua, nhưng nhất thiết không thể thiếu đôi cẩu.
Đã gần sáng mà Quàng Thị Hồng không tài nào chợp mắt được, bởi ngày mai, ông mối bà mối sẽ sang hỏi cô về làm vợ Lò A Páo ở bản bên. Hồng quen Páo sau mùa gặt hái. A Páo cùng bọn con trai đến chân sàn của các cô gái thổi pí pặp (một loại sáo chuyên dùng để ướm hỏi vợ của các chàng trai Thái). Tiếng sáo véo von của Páo khiến lòng Hồng xao xuyến. Qua ba mùa rẫy, đôi trai gái đã thực lòng yêu nhau và họ quyết định nên vợ nên chồng.
Buổi chiều, gia đình nhà trai đến đúng hẹn. Chú rể ra mắt họ nhà gái trước sự chứng kiến của những người thân thích. Sau khi thắp hương trên ban thờ để khấn gia tiên, là bữa cơm thân mật. Trong bữa ăn, hai bên trai gái trò chuyện vui vẻ và chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Đêm tân hôn, Hồng và Páo vẫn chưa được ngủ cùng ngăn, bởi tóc Hồng chưa dựng cẩu. Trước đó, cô dâu được gội đầu bằng nước lá thơm lấy từ trên đỉnh núi. Tục lệ dựng cẩu mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời người con gái nên diễn ra khá công phu. Chọn giờ tốt, bố mẹ A Páo ngồi một bên, bố mẹ Hồng ngồi một bên, chú rể chắp tay lạy bố mẹ vợ và bà mối tuyên bố trao cẩu cho cô dâu. Gương mặt Hồng ửng đỏ, cô vừa bối rối, e lệ, vừa ngượng ngùng khi bà mối đưa chiếc lược đồi mồi chải từng lọn tóc mượt mà của cô vuốt ngược lên. Con gái Thái ai cũng có mái tóc dài tuyệt đẹp, dày và mượt như dòng suối. Cả đời họ ít biết đến loại xà-phòng hay dầu gội đầu nào. Thứ nước gội yêu thích nhất của các cô là nước gạo đã lên men chua. Sau khi gội, tóc được xả kỹ bằng nước lá thơm nhiều lần. Có lẽ, đối với người phụ nữ Thái, chẳng có thứ dầu gội nào có thể sánh ngang bằng thứ nước vừa rẻ lại vừa làm mượt tóc như nước vo gạo.

Chẳng mấy chốc, mái tóc của Hồng đã được kết thành chín đường vòng cung, búi tết với mớ tóc rối cũ nhà trai đem sang. Từng múi tóc đen nhánh, mềm mại đan nhau bện thành những đường cong nằm gọn trên đỉnh đầu trông như một nắm xôi to, tượng trưng cho sự khéo léo dịu dàng của người vợ, cho sự no ấm của gia đình. Chín múi tóc đã cuộn tròn vào nhau, bà mối đính chiếc trâm, tượng trưng cho ánh mặt trời chói toả ánh hào quang và sự vĩnh cửu của tình yêu đôi lứa.
Phong tục tẳng cẩu ở mỗi vùng Sơn La, Điện Biên, Lai Châu có khác nhau đôi chút nhưng nói chung ở miền Tây Bắc, đây vẫn là tục lệ thiêng liêng, đánh dấu sự kiện trọng đại trong cuộc đời của người phụ nữ Thái. Sau lễ tẳng cẩu, đôi trai gái mới được chính thức công nhận nên vợ nên chồng...
Mới tẳng cẩu cho nên các búi tóc làm da đầu Hồng đau ê ẩm, nhưng cô cảm thấy rất hạnh phúc. Kể từ ngay mai, cô sẽ phải tự búi tóc một mình, mấy ngày hôm trước, mẹ cô cứ bắt cô búi đi búi lại nhiều lần.
Khi người con gái Thái đã dựng cẩu, có nghĩa họ sẽ không được quan hệ tình ái với người con trai nào khác. Nếu người con trai lỡ yêu người đã dựng cẩu cũng không được quan hệ với họ, chính vì vậy mối quan hệ trong gia đình người Thái luôn được bền vững. Người phụ nữ Thái là tấm gương của người phụ nữ chịu thương chịu khó, nhường nhịn hết lòng vì chồng con. Khi đã tẳng cẩu, người phụ nữ Thái không bao giờ được phép hạ cẩu ngay cả khi đi ngủ hay xuống suối tắm. Họ chỉ được phép thả tóc khi gội đầu hay chẳng may bị xổ tóc. Nhưng trường hợp bị xổ tóc rất hãn hữu vì chiếc trâm giữ rất chặt búi tóc trên đầu. Nếu chẳng may người chồng mất, người phụ nữ được phép hạ cẩu xuống 100 ngày để chịu tang.
Tẳng cẩu là một nét đẹp độc đáo của người phụ nữ Thái, nó cũng là một đồ trang sức không thể thiếu. Trong vòng xòe, dưới ánh lửa bập bùng, chiếc tẳng cẩu loang loáng như những ngôi sao nhỏ nhấp nháy trên những gương mặt tươi tắn, hồng hào của người phụ nữ Thái tạo cho họ sự duyên dáng và kiêu hãnh. Ngoài ra, còn ngầm nhắn nhủ ai còn tơ tưởng rằng: Tôi đã là người phụ nữ có chồng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.