Hôm nay,  

Người Mẫu Tại Trường Vẽ

16/03/200400:00:00(Xem: 4702)
Bạn,
Câu chuyện dưới đây do 1 phóng viên báo Lao Động-Xã hội ghi lại khi phóng viên này đến thăm trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội.Tại trường này, có 1 tổ người mẫu gồm 15 người nam, nữ, ngày ngày phô bày thân thể cho sinh viên vẽ. Báo này viết như sau.
Ngày ngày giữa đám SV ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, chị N. bỏ hết quần áo, ngồi im như tượng, phô bày ''toà thiên nhiên'' cho mọi người vẽ. N. vốn là cô gái ven đô làm ruộng, đã có chồng và hai con. Tình cờ, một hoạ sĩ đi qua thấy chị đang làm vườn hứa xin làm nghề người mẫu vẽ. Qua mấy lần thử, chị ngồi làm mẫu vẫn mặc nguyên quần áo. Sau theo yêu cầu chị phải khoả thân. N kể: ''Lần đầu làm người mẫu khoả thân tôi thấy nhục lắm. Cả tiết học không dám nhìn lên, mặt cúi gằm xuống, thời gian sao quá dài...''
Tổ người mẫu của ĐH Mỹ thuật Công nghiệp có 15 người nam, nữ đều giấu người thân nghề mình đang làm. Ai cũng muốn mọi người thông cảm với người trong nghề, được ký hợp đồng, có chế độ. N làm nghề đã mấy năm mà chồng con vẫn nghĩ cô làm công nhân vệ sinh. B. lại nói dối chồng đóng than ở Gia Lâm nên hàng ngày gần về đến nhà, B vục tay vào đống than bên đường bôi lem luốc quần áo. Sau 2 lần thi trượt ĐH, H. không về quê ở miền núi mà ở lại Hà Nội làm người mẫu vẽ kiếm đủ tiền nhà và học thêm. H tâm sự: ''Em giấu biệt. Người yêu em mà biết thì gút bai em ngay. Người mẫu nam được trả công 5 ngàn đồng/giờ; mẫu nữ 6 ngàn đồng/giờ. Mỗi tuần em chỉ ngồi mấy buổi, còn lại học nên chỉ liên khúc mì tôm''. Anh B. trong tổ giấu mãi nhưng người yêu anh biết chuyện nên chia tay. Từ đó tới nay đã 50 tuổi anh không dám yêu ai, cống hiến cho nghệ thuật. Trước kia bố anh cũng làm nghề này.

Có lần N. đang làm mẫu bỗng đầu óc quay cuồng rồi gục. Nữ sinh viên vội lấy chăn mền trùm kín N và khiêng xuống phòng y tá. Dù phòng vẽ có lò sưởi nhưng không thấm vào đâu, mỗi khi có người mở cửa gió lạnh lùa vào thấu xương. Người mẫu H. đang ngồi thì ông chồng to béo hay ghen xông vào phòng túm tóc tát lấy tát để. Sau đó, H ly dị. L. có thâm niên trong nghề tủm tỉm: bọn sinh viên rất hay đùa. Có lần nó bảo: ''Chị làm phẫu thuật chỉnh hình đi, trông vòng một xập xệ lắm rồi, không khéo chồng bỏ''. Còn N mang bầu tháng thứ 8 vẫn ngồi mẫu vì sinh viên chẳng mấy khi được vẽ người mang bầu. Cũng có cô gái trẻ mới đi làm mẫu vẽ được mấy buổi, đến giờ ngồi mẫu khoả thân vội chạy quên tiền công.
Bạn,
Báo LĐ-XH viết tiếp: Đa số người làm mẫu vẽ vì miếng cơm manh áo nhưng có người vì đam mê nghệ thuật. Như chị C. 30 tuổi trắng trẻo, người mảnh mai, mặt xinh đã có việc ổn định khu nhập khá nhưng vẫn dành thời gian ngồi làm mẫu vẽ không thù lao. Chị nói: ''Mình muốn lưu lại tuổi xuân qua tranh vẽ của các hoạ sĩ. Đây là số cầm tay của mình, đừng gọi về nhà mọi người biết phiền lắm''. Đã có nhiều hoạ sĩ vẽ chị nhưng chưa bức nào như mong muốn nên chị còn tìm kiếm..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.