Hôm nay,  

Những Người Thợ Eá Vợ

26/04/199900:00:00(Xem: 14600)
Bạn
Tại Việt Nam, có không ít nghề mà người thợ phải làm việc trên cao trong điều kiện thiếu các phương tiện kỹ thuật để bảo đảm sự an toàn, trong đó có nghề xây lắp các trụ điện cao thế, dẫn điện về cho khắp mọi miền Việt Nam, và so với các thợ leo cao, họ là người phải chịu đựng gian khổ và thiệt thòi nhiều nhất. Cũng giống như một số nghề khác, người thợ xây lắp đường dây điện luôn phải làm việc lưu động xa nhà, nay vượt núi cao đèo sâu, mai đã phơi mình trên những cánh đồng hoang vu làm bạn với sinh lầy và sông nước. Cái cảnh sống du mục, ăn cơm đồng, ở nhà trọ đã là nét đặc thù của cuộc sống người thợ ở đây. Chính cuộc sống ấy đã để lại cho họ không ít những thiệt thòi như nội dung đoạn ký sự sau đây trích từ báo trong nước:
Tiếp xúc với những người thợ xây dựng các trụ điện cao thế, chúng tôi được nghe những buồn vui của họ. Anh Nguyễn Kim Việt, công nhân đội Xây lắp 4 nói: Kể về thiệt thòi của chúng em có mà nói đến sáng mai cũng không hết. Rồi anh Việt nói tiếp: Các anh biết không, lâu nay báo chí vẫn viết về xí nghiệp A, Cty B do môi trường làm việc, có nhiều phụ nữ rất khó lấy chồng. Với công nhân xây lắp điện thì lại rơi vào hoàn cảnh ngược lại: đàn ông ế vợ!” Nghe Việt nói, lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ là đùa. Nhưng qua tiếp xúc với nhiều công nhân mới biết, đúng là do công việc đòi hỏi nay đây mai đó, công nhân không thời gian để tìm hiểu phái nữ.

Tính riêng ở đội 4 có 120 công nhân thì có tới gần 50% là chưa vợ. Trong số các chàng trai đã có vợ cũng phần lớn là tranh thủ “tán” được các cô gái ở nơi có đường dây đi qua. Chẳng hạn Nguyễn Văn Hùng, lấy vợ ở Đồng Xoài (Bình Phước) nhờ thi công đường dây 500kv, công nhân Nguyễn Văn Dũng lấy vợ ở Bến Cát (Bình Dương) khi thi công đường dây Thủ Đức - Bến Cát. Còn Lê Phước Đức cũng có mối tình ở Long An khi thi công đường dây Cai Lập - Phú Lâm sau đó nên vợ, nên chồng...
Lấy vợ đã khó, Công nhân nào muốn khao khát đi học thêm để nâng cao trình độ, kiến thức lại càng khó khăn gấp bội. Anh Nguyễn Hữu Ý, đội trưởng đội xây lắp điện 4, tâm sự: đúng là công việc không ổn định một chỗ nên công nhân muốn học thêm cũng không được. Như tôi đang theo học thêm đại học xây dựng nhưng mấy năm rồi vẫn chưa lấy được bằng vì phải theo công trình, liên tục bỏ học.
Thông thường cứ ngoài 40 tuổi là không đủ sức khoẻ để leo cao. Thấy được vất vả của nghề, ngành Lao động có ưu tiên giảm tuổi về hưu cho CN xuống còn 55, song chưa có ai bám trụ được đến tuổi đó. Thường thì cứ ngoài 40 là nhiều CN tự giác tìm cách tự lo cho mình. Có người đi làm phu hồ, người lái xe ôm hay ai thuê gì làm nấy…

Bạn,
Khi đang còn làm trên các công trình, những người thợ xây dựng trụ điện cao thế chỉ ước mong làm sao có việc làm đều đều, mặc dù có lúc đồng lương cũng chỉ đủ đóng tiền cơm tập thể và chi tiêu cho riêng mình trong những ngày rong ruổi trên các công trình. Thế nhưng cái ước mong tầm thường, đơn giản đó có khi vẫn là điều quá lớn, ngoài tầm tay của những người thợ khốn khổ này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.