Hôm nay,  

Khi Nông Dân Nổi Giận

02/08/200000:00:00(Xem: 5162)
Bạn,
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này đã xảy ra tại Cà Mâu cách đây hơn 6 tuần, nhưng phải hơn một tháng sau, báo Tuổi Trẻ mới nhắc đến qua một bài phóng sự. Theo báo này, vào đêm 17 tháng 6/2000, tại xã Thanh Tùng và Thanh Duyệt, phía Tây huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mâu, gần 300 nông dân, đa số là phụ nữ, đã cùng nhau tiến về một đập ngăn nước mặn. Bằng xuốc xẻng, gậy gộc, họ phá đập để đón nước mặn từ con sông Đầm Dơi trong vùng đổ vào để nuôi tôm. Sau đó, họ tấn công phá ba đập kế tiếp. Trong vòng chưa đầy 4 tiếng, bốn đập ngăn nước mặn bị phá. Khi cán bộ CSVN huyện xã đến kêu gọi đoàn người ngưng lại, liền bị hàng chục phụ nữ vây xung quanh. Trước đó, có hai cán bộ ấp bị lực lượng nông dân bắt trói. Đến 17 giờ ngày 18 tháng 6, khoảng 250 người đi trên 60 chiếc xuồng vỗ tay, vỗ thùng kéo ngang ủy ban xã để tiến về hướng đập Thanh Tùng và phá đập này. Đến 19 giờ, nông dân phá tiếp 5 đập nữa, trong số các đập bị phá này, nông dân đã trục phá các cống lớn kéo ra bỏ giữa đồng.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật tiếp: một số cán bộ xã, huyện đã kể lại rằng khi ban chỉ đạo tỉnh, huyện chủ trương đưa lực lượng đắp ngay lại đập, đồng thời dùng loa phóng thanh phát thông báo của tỉnh về quan điểm giải quyết sự kiện trên. Không lâu, dân dùng loa phóng thanh công suất lớn hơn phát lại với nội dung: “Nhân dân quá khổ, giá lúa quá thấp, yêu cầu cho bà con làm vuông nuôi tôm.” Ông Lê Hùng Tư, phó chủ tịch xã cho biết thêm: ban chỉ đạo khẳng định việc làm tự phát của bà con hoàn toàn có tổ chức, nên tiến hành tịch thu loa và bắt giữ những người cầm đầu. Tình hình có chiều lắng xuống, xã tiếp tục xuống cừ đắp đập nhưng bà con lại kéo ra bằng xuồng, thắp sáng đèn tiếp tục phá đập. Cho đến lúc này lực lượng bảo vệ bắt buộc phải ra tay bắt 20 người về xã, sau đó đưa về huyện. Sau hành động cứng rắn này, trật tự được lặp lại, và từ ngày 20 đến ngày 28-6 có 11 đập lớn nhỏ bị phá được đắp lại với chi phí tốn 230 triệu đồng.

Theo báo Tuổi Trẻ, tuy tình hình đã lắng dịu, nhưng nhiều hộ nông dân vẫn chưa chịu ra đồng, có hộ để nguyên đất mặc cho cỏ sậy, số hộ khác dọa sẽ phá bỏ hết mạ, phá bỏ hoa màu, nhất quyết đòi được nuôi tôm. Nhiều diện tích trồng lúa bị ảnh hưởng khá nặng do nước mặn tràn vào từ khi các đập bị phá. Sau vài phút dè dặt thăm dò, nhiều nông dân ấp Phú Hiệp, Trưởng Đạo, nơi có đến 80-95% số dân đòi nuôi tôm, đã không giấu được cảm xúc, tâm tư của mình qua sự kiện trên. Một phụ nữ tên là Hạnh than vãn: Mấy chú coi, gia đình tui mỗi năm thu hoạch 100 giạ lúa, nhưng giá lúa quá thấp, không đủ tiền cho bốn đứa con ăn học. Làm ruộng thế này không có cách gì sống nổi. Với cái dáng khổ đau, một nông dân nói: 30 công đất của tôi mỗi năm thu hoạch khoảng 600 giạ lúa, sau khi trừ tiền lúa giống, thuế, công cày, phân bón, thuốc trừ sâu còn khoảng 300 giạ, giá trôi nổi hiện nay khoảng 28 ngàn đồng, tôi thu được 8.4 triệu đồng. Số tiền này phải trang trải bao nhiêu là thứ cho cả nhà trong một năm, trong khi đó chỉ có một con nước xổ tôm bèo bèo bên các xã phía đông thôi cũng bằng thu nhập một năm của người trồng lúa. Làm ruộng mấy năm rồi không ngóc đầu lên được, nguyện vọng của tui là nuôi tôm.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong vòng ba năm qua, tại Cà Mâu đã xảy ra 5 vụ nông dân phá đập đưa nước mặn vào nhưng chưa bao giờ người ta thấy nông dân giận dữ như lần này. Người trồng lúa phía Tây ngoái nhìn về phía Đông chỉ cách một con sông nhưng cuộc sống lại khác xa, để rồi cuối cùng họ nổi giận làm vỡ tung những con đập, những cái cống mà họ cho là ngăn cản chuyện đổi đời của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.