Hôm nay,  

Khi Nông Dân Nổi Giận

02/08/200000:00:00(Xem: 5155)
Bạn,
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này đã xảy ra tại Cà Mâu cách đây hơn 6 tuần, nhưng phải hơn một tháng sau, báo Tuổi Trẻ mới nhắc đến qua một bài phóng sự. Theo báo này, vào đêm 17 tháng 6/2000, tại xã Thanh Tùng và Thanh Duyệt, phía Tây huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mâu, gần 300 nông dân, đa số là phụ nữ, đã cùng nhau tiến về một đập ngăn nước mặn. Bằng xuốc xẻng, gậy gộc, họ phá đập để đón nước mặn từ con sông Đầm Dơi trong vùng đổ vào để nuôi tôm. Sau đó, họ tấn công phá ba đập kế tiếp. Trong vòng chưa đầy 4 tiếng, bốn đập ngăn nước mặn bị phá. Khi cán bộ CSVN huyện xã đến kêu gọi đoàn người ngưng lại, liền bị hàng chục phụ nữ vây xung quanh. Trước đó, có hai cán bộ ấp bị lực lượng nông dân bắt trói. Đến 17 giờ ngày 18 tháng 6, khoảng 250 người đi trên 60 chiếc xuồng vỗ tay, vỗ thùng kéo ngang ủy ban xã để tiến về hướng đập Thanh Tùng và phá đập này. Đến 19 giờ, nông dân phá tiếp 5 đập nữa, trong số các đập bị phá này, nông dân đã trục phá các cống lớn kéo ra bỏ giữa đồng.
Báo Tuổi Trẻ tường thuật tiếp: một số cán bộ xã, huyện đã kể lại rằng khi ban chỉ đạo tỉnh, huyện chủ trương đưa lực lượng đắp ngay lại đập, đồng thời dùng loa phóng thanh phát thông báo của tỉnh về quan điểm giải quyết sự kiện trên. Không lâu, dân dùng loa phóng thanh công suất lớn hơn phát lại với nội dung: “Nhân dân quá khổ, giá lúa quá thấp, yêu cầu cho bà con làm vuông nuôi tôm.” Ông Lê Hùng Tư, phó chủ tịch xã cho biết thêm: ban chỉ đạo khẳng định việc làm tự phát của bà con hoàn toàn có tổ chức, nên tiến hành tịch thu loa và bắt giữ những người cầm đầu. Tình hình có chiều lắng xuống, xã tiếp tục xuống cừ đắp đập nhưng bà con lại kéo ra bằng xuồng, thắp sáng đèn tiếp tục phá đập. Cho đến lúc này lực lượng bảo vệ bắt buộc phải ra tay bắt 20 người về xã, sau đó đưa về huyện. Sau hành động cứng rắn này, trật tự được lặp lại, và từ ngày 20 đến ngày 28-6 có 11 đập lớn nhỏ bị phá được đắp lại với chi phí tốn 230 triệu đồng.

Theo báo Tuổi Trẻ, tuy tình hình đã lắng dịu, nhưng nhiều hộ nông dân vẫn chưa chịu ra đồng, có hộ để nguyên đất mặc cho cỏ sậy, số hộ khác dọa sẽ phá bỏ hết mạ, phá bỏ hoa màu, nhất quyết đòi được nuôi tôm. Nhiều diện tích trồng lúa bị ảnh hưởng khá nặng do nước mặn tràn vào từ khi các đập bị phá. Sau vài phút dè dặt thăm dò, nhiều nông dân ấp Phú Hiệp, Trưởng Đạo, nơi có đến 80-95% số dân đòi nuôi tôm, đã không giấu được cảm xúc, tâm tư của mình qua sự kiện trên. Một phụ nữ tên là Hạnh than vãn: Mấy chú coi, gia đình tui mỗi năm thu hoạch 100 giạ lúa, nhưng giá lúa quá thấp, không đủ tiền cho bốn đứa con ăn học. Làm ruộng thế này không có cách gì sống nổi. Với cái dáng khổ đau, một nông dân nói: 30 công đất của tôi mỗi năm thu hoạch khoảng 600 giạ lúa, sau khi trừ tiền lúa giống, thuế, công cày, phân bón, thuốc trừ sâu còn khoảng 300 giạ, giá trôi nổi hiện nay khoảng 28 ngàn đồng, tôi thu được 8.4 triệu đồng. Số tiền này phải trang trải bao nhiêu là thứ cho cả nhà trong một năm, trong khi đó chỉ có một con nước xổ tôm bèo bèo bên các xã phía đông thôi cũng bằng thu nhập một năm của người trồng lúa. Làm ruộng mấy năm rồi không ngóc đầu lên được, nguyện vọng của tui là nuôi tôm.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trong vòng ba năm qua, tại Cà Mâu đã xảy ra 5 vụ nông dân phá đập đưa nước mặn vào nhưng chưa bao giờ người ta thấy nông dân giận dữ như lần này. Người trồng lúa phía Tây ngoái nhìn về phía Đông chỉ cách một con sông nhưng cuộc sống lại khác xa, để rồi cuối cùng họ nổi giận làm vỡ tung những con đập, những cái cống mà họ cho là ngăn cản chuyện đổi đời của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.