Hôm nay,  

Người May Áo Hoàng Gia

20/02/200100:00:00(Xem: 5024)
Bạn,
Theo một số nhà nghiên cứu, có một nghề được xem là độc đáo nhất ở Huế, đó là nghề trang phục hoàng gia và vào những năm cuối của thế kỷ 20 chỉ còn hai nghệ nhân: một người làm hia hài, một người may áo quần mũ mão. Người chuyên làm các các loại hia hài của vua và gia đình hoàng tộc là ông Lê Văn Khiêm, thế nhưng mới đây ông thợ hia hài cuối cùng của xứ Huế đã ra đi khi còn truyền nghề dở dang cho cậu con trai út. Còn người chuyên may áo quần mũ mão là nghệ nhân La Cháu. Ông chính là nghệ sĩ ưu tú tuồng, thầy dạy tuồng cung đình cho tất cả các lớp nghệ nhân tuồng ở Huế từ hơn 50 năm nay. Cuộc đời của nghệ nhân này được báo Tuổi Trẻ ghi lại như sau.

Năm 12 tuổi, ông được tuyển vào học tuồng ở nhà hát Duyệt Thị đường trong cung vua Khải Định. Vì không biết chữ, ông phải học thuộc lòng từng câu, vậy mà ông đã thuộc tất cả tuồng cung đình cũng như các vở tuồng cổ khác. Vừa học hát, ông vừa học luôn cả nghề của đội may ở trong cung. Cũng bằng cách học đó, ông đã thuộc lòng hết các loại trang phục của cả triều đình. Chuyện trò với phóng viên, lão nghệ nhân say sưa kể về các loại mão cân đai như một lớp tuồng mà ông đã thuộc vanh vách. Riêng về mũ vua đã có đến ba loại, một loại để vua đội khi thiết triều, một để đội khi tế trời và một để đội khi tiếp khách. Mỗi kiểu mũ đi liền với một loại quần áo, hia khác nhau, dù vẫn là màu vàng, có khi chỉ khác vài chi tiết ở con rồng.

Trang phục quan lại thì có đến hàng trăm kiểu: thượng thư, cửu phẩm, lục viện, thái giám, phò mã cho đến chức nhỏ như cai đội... Cùng chức tước mà khác công việc thì áo quần cũng phải khác nhau về kiểu cách, màu sắc. Quan văn trên ngực áo phải thêu hình chim, quan võ tức thị phải thêu hình thú, hàn lâm viện thì tràng áo đỏ viền trắng, nhưng tú tài thì lại viền trắng viền đỏ. Ông bảo: Lên sân khấu diễn cho vua coi mà mặc sai y mão thì coi như mất đầu, nên tui học được tính nghiêm ngặt từ đó.

Ông không chỉ bỏ công lớn trong việc bảo tồn vốn quý tuồng cung đình mà còn là người duy nhất lưu giữ một cách đầy đủ bộ y phục của triều Nguyễn, bằng một trí nhớ đặc biệt và niềm đam mê thường trực. Lúc phóng viên đến thăm, lão nghệ nhân 90 tuổi ấy vẫn đang lúi húi khâu lại con rồng ở trên chiếc mão đóng tuồng của mình. Ông nói: Cho đỡ nhớ rứa thôi, già rồi còn làm gì được nữa. Ông bảo đã có nhiều người bắt chước được nghề của ông, trong đó có những học trò mà ông đã truyền nghề, nhưng tất cả họ đều cốt làm sao để lấy được tiền từ sự hiếu kỳ của du khách mà thôi. Ông nói: Không phải khi mô vua cũng mặc màu vàng. Khi tế trời thì vua lại phải đội mũ màu thiên thanh bởi trên vua còn có trời nữa, chỉ khi thiết triều vua mới đội mũ màu vàng, còn khi tiếp khách thân mật vua lại đội mũ màu vàng nhưng ngả sang màu gạch.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, với trí nhớ đặc biệt đó cùng với sự miệt mài kỳ công, ông đã tái hiện toàn bộ trang phục, triều phục, cờ phướn...của triều Nguyễn mà bây giờ du khách vào thăm quần thể di tích Đại Nội còn được thấy. Nhà hát tuồng VN, các đoàn tuồng Bình Định, Đà Nẵng và các đoàn nghệ thuật truyền thống ở Huế đều chỉ trông cậy vào nghệ nhân La Cháu về phần trang phục cổ. Năm trước, giáo sư Trần Văn Khê từ Pháp về đặt ông làm một bộ mặt nạ tuồng cổ, ông làm đến chiếc thứ 60 thì không đủ sức làm nữa. Mấy ai trong du khách đến Huế thường vận áo mão làm vua để chụp ảnh biết rằng đó có đúng là chiếc long bào hay không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.