Hôm nay,  

Bệnh Nhân Thành Nạn Nhân

19/05/199900:00:00(Xem: 9174)
Bạn,
Theo báo trong nước, chương trình cai nghiện ở Việt Nam hiệu quả kém, nguyên nhân là người điều trị bị lạm thu nhiều. Theo quy định của liên ngành Y tế- Xã hội CSVN Sài Gòn, bảng giá quy định hai mức: 630 ngàn đồng (khoảng 48 đô theo tỷ giá chính thức), và 740 ngàn đồng (gần 57 đô) cho 10 ngày cai nghiện, nhưng Trung tâm Bình Triệu thu từ 1.8 triệu đến 2 triệu đồng. Trong khi đó, có một số viên chức ở trung tâm này lại lĩnh lương từ 5 đến 7 triệu đồng (hơn 10 lần lương căn bản của công nhân bậc 1). Một số bệnh nhân sau thời gian cai nghiện khi trở về nhà lại tiếp tục hút lại. Nhiều bệnh nhân trong một năm vào trung tâm đến ba lần để cai nhưng tiền mất tật vẫn còn như những trường hợp sau đây được báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Với ông N.N.Đ ở phường 14, quận 3, tháng 2-1999 này là lần thứ 12 ông vào cai nghiện tại Trung tâm Bình Triệu nhưng cứ sau mỗi lần cai, cơn nghiện của ông không giảm mà tăng dần. Nhiều gia đình có con nghiện cũng than vãn và tỏ ra không tin vào chất lượng chữa bệnh tại trung tâm trong lúc tiền cai nghiện được thu với giá trên trời. Vừa vào trung tâm, gia đình người nghiện phải đóng 1.170.000 đồng cho 10 ngày cai nghiện, bao gồm tiền thuốc men, cơ sở vật chất, điện nước, phí phục vụ... Mỗi tuần, họ phải đóng thêm 140.000 đồng tiền ăn. Sơ sơ trong vòng 10 ngày, người bệnh phải đóng gần 2 triệu đồng. Nếu sau 10 ngày, cai nghiện không kết quả, gia đình phải bỏ thêm tiền cho đợt kế tiếp. Thường mỗi con nghiện ở tại trung tâm từ 3 đến 6 tháng. Như trường hợp con của bà B. mà chúng tôi đã đề cập, bà tốn hơn 6 triệu đồng cho con cai nghiện mỗi lần mà kết quả chẳng thay đổi gì.

Lâu nay, vòng luẩn quẩn nghèo-nghiện-nghèo vẫn cứ dai dẳng. Đối với người nghèo, cai nghiện là bi kịch. Để đưa chồng vào cai nghiện tại Trung tâm Bình Triệu, bà Nguyễn Kim Th. ở phường Cầu Ông Lãnh phải vay nóng ở ngoài 2 triệu đồng. "Đưa ổng vào trung tâm rồi mới tính tiếp. Thấy bảng giá phải đóng mà té ngửa" - bà than thở. Còn ông Nguyễn Văn Đ. nhà ở đường Bến Chương Dương, có hai đứa cháu nội mồ côi đều nghiện nặng. Già yếu không làm ra tiền nhưng không đành để cháu nghiện ngập, ông vay nóng 5 triệu đồng cho cháu vào Trung tâm Bình Triệu. Đến nay, lãi mẹ lãi con chồng chất, ông phải lẩn tránh chủ nợ. Tinh thần ông càng kiệt quệ hơn khi hay tin hai đứa cháu sau thời gian cai nghiện đã tái nghiện. Thấy chúng tôi ngạc nhiên khi người nghiện phải chi tiền quá nhiều, khác hẳn bảng giá chúng tôi có trong tay, nhiều người cười: Sự đời không đơn giản đâu, cô ơi! Chúng tôi biết Trung tâm Bình Triệu lạm thu nhưng kêu ai" Con em mình nghiện, phải lên xuống nhờ vả ở đây nhiều lần. Thôi thì cứ nhắm mắt đưa chân một lần, một lần nữa cho hết nghiện rồi giã từ vĩnh viễn.
Bạn,
Theo báo trong nước dựa theo báo cáo của Trung tâm Bình Triệu: trong năm 1998, đã có hơn 5 ngàn người vào cai nghiện. Theo trung tâm, một đợt cai nghiện 10 ngày, người nghiện được lựa chọn nhiều mức đóng khác nhau, thậm chí có mức từ 1.8 triệu đến 2 triệu đồng. Trong số 5 ngàn người, đã có hơn 500 người đóng ở mức từ 1.2 triệu đến 2 triệu đồng cho 10 ngày cai nghiện, gấp 2 đến 3 lần bảng giá do ngành xã hội CSVN quy định. Nhiều gia đình bệnh nhân đã phải than: Quy định của thành phố đặt ra cho có, còn trung tâm Bình Triệu tha hồ chém thẳng tay, và bệnh nhân trở thành nạn nhân của của các quan chức ở trung tâm này...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.