Hôm nay,  

Lễ Hội Nhảy Lửa Thần Bí

25/08/200200:00:00(Xem: 4846)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền núi phía Bắc, có dân thiểu số Pà Thẻn chỉ có số dân trên 5 ngàn người, phần lớn sinh sống ở tỉnh Hà Giang và một phần còn lại ở tỉnh Tuyên Quang. Ghé thăm một bản làng của người Pà Thẻn, phóng viên Thời Báo Kinh Tế VN chứng kiến dưới cái nắng xiên khoai của buổi chiều muộn là những cô gái Pà Thẻn rực rỡ trong trang phục truyền thống. Họ đang trong ngày hội gìn giữ nghề dệt thủ công của mình và đang chuẩn bị cho một lễ nhảy lửa vào buổi tối. Có lẽ chỉ còn mỗi dân tộc Pà Thẻn là còn tồn tại lễ hội đặc biệt mang màu sắc thần bí này. Phóng viên viết về những cô gái Pà Thẻn và lễ hội thần bí này như sau.
Tại Hà Giang, người Pà Thẻn cũng chỉ tập trung ở một số huyện trong đó nhiều nhất là Bắc Quang. Không giống như một số dân tộc khác phải mượn ngôn ngữ của dân tộc khác để giao tiếp, Pà Thẻn có tiếng nói riêng và theo lời người dân ở đây kể lại, họ còn có cả chữ viết nhưng nay thì đã ăn cả nên không còn. Nơi phóng viên tới là xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, được xem là trung tâm của người Pà Thẻn với hơn 1 ngàn người sinh sống. Điều ngạc nhiên cho phóng viên khi tới đây là bộ trang phục với những nét hoa văn độc đáo của người phụ nữ Pà Thẻn. Những phụ nữ hầu như không cao nếu không nói là thấp nhưng trông lại rất duyên dáng trong bộ y phục thổ cẩm dân tộc truyền thống. Tất cả các cô gái Pà Thẻn đều thành thạo trong việc dệt vải và thêu thùa.

Tại lễ hội nhảy lửa thần bí, suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh. Tiếng gõ từ 2 vật bằng sắt mà phóng viên không định hình được chính xác là gì đang phát âm thanh gấp gáp, liên tục nhiều giờ liền. Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc 7 giờ, PV thấy một vòng người vây tròn trên chiếc sân rộng. Đống lửa đã được đốt lên, cháy rừng rực ở giữa sân và bên cạnh đó, tiếng gõ của ông thầy mo vang lên gấp gáp hơn. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Khi đó, một người khác chạy vòng quanh sân, thỉnh thoảng lại bốc lên tay một viên than hồng và cho vào miệng nhai, nuốt cứ như là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh PV giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và chỉ khi đã đến một độ nào đó, ăn đủ mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt nhất.
Những thanh niên Pà Thẻn bắt đầu cúi gập người, nhảy lò cò cả hai chân quanh đống lửa. Họ đưa tay vào bới đống lửa mà không có cảm giác nóng. Rồi họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung ra xung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ thế liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gõ của thầy mo nhảy vào lửa cứ như đang nhảy trên bãi biển và có người còn nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài.
Bạn,
Trả lời câu hỏi PV: Ai có thể nhảy được, một cô gái Pà Thẻn cho biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng trước cái nóng mà bất kỳ người nào khác đều có thể bị bỏng và cháy hết cả quần áo. Lễ hội nhảy lửa chỉ đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng, cô gái giải thích thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc chiến thanh trừng hay chống tham nhũng? Bây giờ lộ ra rằng ngân hàng chỉ là nơi gom tiền đồng bào để quan chức rủ nhau đục khoét... Vậy là nợ xấu lại dồn cho chính phủ.
Miền Tây sẽ chìm dưới mặt nước biển… đó là viễn ảnh có vẻ như khó ngăn cản, theo lời báo động từ các chuyên gia.
Sài Gòn nổi tiếng về ẩm thực… ai cũng biết. Và cũng nổi tiếng về sự cởi mở, ai cũng biết – do vậy, mới có cuộc xuống đường mấy ngàn người hỗ trợ các bạn giới tính thứ ba.
Chỗ nào cũng nghe tiếng than dậy trời... kêu cứu, xin kêu cứu. Mới biết cõi này là khổ. Báo Người Lao Động kể: Chủ hụi ôm tiền tỉ "mất tích", 77 nạn nhân gửi đơn kêu cứu... Hàng chục tiểu thương tại một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam phải kêu cứu cơ quan chức năng vì chủ hụi bất ngờ "mất tích".
Trước tiên là mắt... Có phải vì ngaỳ nào cũng ngó thấy hình ông Hô cho nên rủ nhau ngứa mắt? Báo SGGP kể rằng theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, hiện nay có khoảng 3 triệu trẻ em trên cả nước mắc tật khúc xạ về mắt, trong đó 2/3 là bị cận thị, tập trung chủ yếu ở đô thị với tỷ lệ chiếm 30 - 35%.
Báo Tuôi Trẻ ghi nhận một con số: '70% giáo viên phổ thông không có năng khiếu sư phạm'... Ông Nguyễn Đình Anh, nguyên trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An, đưa ra con số "gây sốc" trên tại Hội thảo giáo dục 2017 về chất lượng giáo dục phổ thông.
Đà Nẵng không còn như xưa... Sơn Trà hoàn toàn khác... Các hô phụ huynh cũng không hệt như những ngày xưa cũ...
Vậy là tới mùa chay... Tới mùa rủ nhau ăn chay... Các thành phố hóa ra cũng tâm linh rất mực... Báo Tuổi Trẻ kể: Thực phẩm chay trong mùa 'cháy hàng'...
Trong khi lẽ ra việc cứu những con chó từ các lò mổ phải là của chính phủ, của Sở Thú Y… vậy mà, không cơ quan nào bận tâm hết… Thế là, một nhóm trẻ bắt tay vào việc.
Câu chuyện 2 nhà sư hát dòng nhạc Bolero tuyệt vời lên đài truyền hình dự thi bây giờ hóa ra không phải nhà sư thật, chỉ là người tự tu trong một ngôi chùa ngoài luồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.