Hôm nay,  

Lễ Hội Nhảy Lửa Thần Bí

8/25/200200:00:00(View: 4842)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền núi phía Bắc, có dân thiểu số Pà Thẻn chỉ có số dân trên 5 ngàn người, phần lớn sinh sống ở tỉnh Hà Giang và một phần còn lại ở tỉnh Tuyên Quang. Ghé thăm một bản làng của người Pà Thẻn, phóng viên Thời Báo Kinh Tế VN chứng kiến dưới cái nắng xiên khoai của buổi chiều muộn là những cô gái Pà Thẻn rực rỡ trong trang phục truyền thống. Họ đang trong ngày hội gìn giữ nghề dệt thủ công của mình và đang chuẩn bị cho một lễ nhảy lửa vào buổi tối. Có lẽ chỉ còn mỗi dân tộc Pà Thẻn là còn tồn tại lễ hội đặc biệt mang màu sắc thần bí này. Phóng viên viết về những cô gái Pà Thẻn và lễ hội thần bí này như sau.
Tại Hà Giang, người Pà Thẻn cũng chỉ tập trung ở một số huyện trong đó nhiều nhất là Bắc Quang. Không giống như một số dân tộc khác phải mượn ngôn ngữ của dân tộc khác để giao tiếp, Pà Thẻn có tiếng nói riêng và theo lời người dân ở đây kể lại, họ còn có cả chữ viết nhưng nay thì đã ăn cả nên không còn. Nơi phóng viên tới là xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, được xem là trung tâm của người Pà Thẻn với hơn 1 ngàn người sinh sống. Điều ngạc nhiên cho phóng viên khi tới đây là bộ trang phục với những nét hoa văn độc đáo của người phụ nữ Pà Thẻn. Những phụ nữ hầu như không cao nếu không nói là thấp nhưng trông lại rất duyên dáng trong bộ y phục thổ cẩm dân tộc truyền thống. Tất cả các cô gái Pà Thẻn đều thành thạo trong việc dệt vải và thêu thùa.

Tại lễ hội nhảy lửa thần bí, suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh. Tiếng gõ từ 2 vật bằng sắt mà phóng viên không định hình được chính xác là gì đang phát âm thanh gấp gáp, liên tục nhiều giờ liền. Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc 7 giờ, PV thấy một vòng người vây tròn trên chiếc sân rộng. Đống lửa đã được đốt lên, cháy rừng rực ở giữa sân và bên cạnh đó, tiếng gõ của ông thầy mo vang lên gấp gáp hơn. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Khi đó, một người khác chạy vòng quanh sân, thỉnh thoảng lại bốc lên tay một viên than hồng và cho vào miệng nhai, nuốt cứ như là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh PV giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và chỉ khi đã đến một độ nào đó, ăn đủ mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt nhất.
Những thanh niên Pà Thẻn bắt đầu cúi gập người, nhảy lò cò cả hai chân quanh đống lửa. Họ đưa tay vào bới đống lửa mà không có cảm giác nóng. Rồi họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung ra xung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ thế liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gõ của thầy mo nhảy vào lửa cứ như đang nhảy trên bãi biển và có người còn nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài.
Bạn,
Trả lời câu hỏi PV: Ai có thể nhảy được, một cô gái Pà Thẻn cho biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng trước cái nóng mà bất kỳ người nào khác đều có thể bị bỏng và cháy hết cả quần áo. Lễ hội nhảy lửa chỉ đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng, cô gái giải thích thêm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo ghi nhận của báo quốc nội, các thành phố lớn tại Việt Nam đang là nơi thu hút trẻ em nghèo từ các tỉnh, vùng quê đổ về kiếm sống. Trong tháng 12/2003, khi Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, chính quyền CSVN các thành phố Sài Gòn, Hà Nội đã mở chiến dịch thu gom trẻ lang thang. Thế nhưng sau khi SEA Games kết thúc, tại Hà Nội, gần 2 ngàn trẻ lang thang, ăn xin, ngủ vạ vật, đánh giầy, bán báo, đeo bám khách du lịch trên các đường phố lớn, các điểm du lịch ở Hà Nội. Diễn Đàn Tin Tức ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn thành phố Sài Gòn, tệ nạn chơi số đề không chỉ xảy ra tại các quận nội thành, mà đã lan rộng ra các xã ngoại thành. Nhiều gia đình nông dân đã tan nát, nợ nần chồ ng chất vì số đề. SGGP ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Khi tuổi trẻ ở nhiều nơi trên toàn VN hầu hết phải vất vả đối mặt với cuộc sống thời kinh tế thị trường, thì vẫn có một bộ phận không nhỏ các quý tử Sài Gòn đang nổi tiếng với những lối ăn chơi, xa xỉ khác người. Báo GDTĐ viết như sau.
Trên địa bàn thành phố Sài Gòn, có 1 khúc sông thường diễn ra những cuộc chiến nảy lửa giữa chúa tể sơn lâm và chúa tể mặt nước sau này được người đi khai hoang làm cầu nối qua sông đặt tên là cầu Ông Đụng. Bên chiếc cầu này giờ đây là đại bản doanh của làng cá sấu Sài Gòn, một làng nghề độc nhất vô nhị trên cả VN. Một phóng viên báo Người Lao Động viết như sau.
Từ 6 giờ mỗi sáng, tại các bến xe miền Đông, Tây Ninh, miền Tây... nơi cửa ngõ thành phố Sài Gòn nhộn nhịp khác thường bởi dân lao động trẻ tứ xứ đổ về. Hành trang của họ chỉ gói gọn trong chiếc giỏ xách và bộ hồ sơ xin việc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.