Hôm nay,  

Lễ Hội Nhảy Lửa Thần Bí

25/08/200200:00:00(Xem: 4841)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại miền núi phía Bắc, có dân thiểu số Pà Thẻn chỉ có số dân trên 5 ngàn người, phần lớn sinh sống ở tỉnh Hà Giang và một phần còn lại ở tỉnh Tuyên Quang. Ghé thăm một bản làng của người Pà Thẻn, phóng viên Thời Báo Kinh Tế VN chứng kiến dưới cái nắng xiên khoai của buổi chiều muộn là những cô gái Pà Thẻn rực rỡ trong trang phục truyền thống. Họ đang trong ngày hội gìn giữ nghề dệt thủ công của mình và đang chuẩn bị cho một lễ nhảy lửa vào buổi tối. Có lẽ chỉ còn mỗi dân tộc Pà Thẻn là còn tồn tại lễ hội đặc biệt mang màu sắc thần bí này. Phóng viên viết về những cô gái Pà Thẻn và lễ hội thần bí này như sau.
Tại Hà Giang, người Pà Thẻn cũng chỉ tập trung ở một số huyện trong đó nhiều nhất là Bắc Quang. Không giống như một số dân tộc khác phải mượn ngôn ngữ của dân tộc khác để giao tiếp, Pà Thẻn có tiếng nói riêng và theo lời người dân ở đây kể lại, họ còn có cả chữ viết nhưng nay thì đã ăn cả nên không còn. Nơi phóng viên tới là xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, được xem là trung tâm của người Pà Thẻn với hơn 1 ngàn người sinh sống. Điều ngạc nhiên cho phóng viên khi tới đây là bộ trang phục với những nét hoa văn độc đáo của người phụ nữ Pà Thẻn. Những phụ nữ hầu như không cao nếu không nói là thấp nhưng trông lại rất duyên dáng trong bộ y phục thổ cẩm dân tộc truyền thống. Tất cả các cô gái Pà Thẻn đều thành thạo trong việc dệt vải và thêu thùa.

Tại lễ hội nhảy lửa thần bí, suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc ghế dài để cúng thần linh. Tiếng gõ từ 2 vật bằng sắt mà phóng viên không định hình được chính xác là gì đang phát âm thanh gấp gáp, liên tục nhiều giờ liền. Sau khi ăn tối và trở lại vào lúc 7 giờ, PV thấy một vòng người vây tròn trên chiếc sân rộng. Đống lửa đã được đốt lên, cháy rừng rực ở giữa sân và bên cạnh đó, tiếng gõ của ông thầy mo vang lên gấp gáp hơn. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống và bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Khi đó, một người khác chạy vòng quanh sân, thỉnh thoảng lại bốc lên tay một viên than hồng và cho vào miệng nhai, nuốt cứ như là đang nhấm nháp một món quả nào đó. Một người đứng cạnh PV giải thích: trong các lễ nhảy lửa, người này luôn ăn than và chỉ khi đã đến một độ nào đó, ăn đủ mới nhảy và luôn là người nhảy ác liệt nhất.
Những thanh niên Pà Thẻn bắt đầu cúi gập người, nhảy lò cò cả hai chân quanh đống lửa. Họ đưa tay vào bới đống lửa mà không có cảm giác nóng. Rồi họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung ra xung quanh. Ngọn lửa như lại bốc cao hơn, ngùn ngụt bởi những tàn than đỏ đang bay lên. Cứ thế liên tục, những thanh niên Pà Thẻn, trong tiếng gõ của thầy mo nhảy vào lửa cứ như đang nhảy trên bãi biển và có người còn nằm hẳn trên đống lửa rồi mới nhảy ra ngoài.
Bạn,
Trả lời câu hỏi PV: Ai có thể nhảy được, một cô gái Pà Thẻn cho biết: bất cứ người dân Pà Thẻn nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng trước cái nóng mà bất kỳ người nào khác đều có thể bị bỏng và cháy hết cả quần áo. Lễ hội nhảy lửa chỉ đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng, cô gái giải thích thêm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau thời gian tạm lắng trong năm 2003, thị trường đất đai TP.SG lại có chiều nhộn nhịp. Nhộn nhịp ở một số quận mới và ở một số khu vực có dự án rục rịch khởi công. Tình trạng tự phân nhỏ đất nông nghiệp bán giấy tay của giới đầu cơ và người dân đang gia tăng... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Chuyện xảy ra tại Ngân hàng máu của Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, và Bệnh viện Truyền máu SG. Tại đây, luôn có người bán máu để có tiền sống lang bạt, đi du lịch. Đó là những người cũng có gia đình, nhưng do "thân xác con trai nhưng tâm hồn con gái", thích bỏ nhà đi bụi. "Tài sản" của họ là máu. Ghi nhận của báo Sức Khỏe-Đời Sống như sau.
“Gặp một nạn nhân bị lừa đảo đưa đi Malaysia: Bị bắt, bị giam cầm và... không một xu dính túi.” Đó là nhan đề một bài trên báo Lao Động, kể về hoàn cảnh một thanh niên VN đi “lao động xuất khẩu ở Mã Lai, và rồi bây giờ vêà lại. Chuyện do ký giả Xuân Quang của báo này ghi như sau.
''Đầu nậu kế toán'' chui, đó là cách gọi của dân trong nghề chỉ người kinh doanh dịch vụ kế toán ''chui''. Những người kiếm sống bằng dịch vụ này thường là các kế toán viên có nhiều kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm "lách" các khoản thuế. Khách hàng của họ là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ, các cửa hàng đại lý. Báo Pháp Luậr TPSG viết về các đầu nận này như sau.
Đây là chuyện của dân nghèo sống bằng nghề bán thịt cóc. Họ trong 1 làng mà đến 90% mưu sinh bằng nghề bán thịt "cậu ông trời" Báo Thanh Niên viết về 1 thanh niên 25 tuổi, nhưng đã có 10 năm trong nghề qua đọan ký sự như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, mặc dù đến tháng 7/2004, các trường đại học tại VN mới tổ chức kỳ thi tuyển sinh viên vào năm thứ nhất cho niên khóa 2004-2005, nhưng từ đầu năm, các trung tâm luyện thi Đại học đã vận hành hết công suất để thu hút học sinh. Một trong những chiêu để thu tiền học sinh là dịch vụ tổ chức thi thử, dựa theo tuyển tập đề thi mẫu của Bộ Giáo Dục-Đào Tạo CSVN. Phóng viên TNVN đã viết về dịch vụ này tại HN qua đọan ký sự như sau.
Theo báo Người Lao Động, giới văn nghệ trong nước đang bàn tàn xôn xao về một cuộc thi có tên là "Cô Gái Vàng-Tìm Người Giống ca sĩ Mỹ Tâm".Giải nhất 100 triệu đồng cho một phiên bản giống nhất. Báo NLĐ cho biết dư luận chỉ thật sự bắt đầu bùng nổ khi chuyên san Người nổi tiếng - viết tắt là N2T, số ra mắt của tạp chí Điện Ảnh Ngày Nay (thuộc Viện Phim Việt Nam, Bộ Văn hóa-Thông tin) phát hành chính thức trên cả VN vào ngày 18-3-2004. Trong đó có lời rao về cuộc thi này do doanh nghiệp tư nhân Núi Đôi tài trợ. Báo NLĐ viết về cuộc thi như sau.
Tại một làng chài ở Khánh Hòa, có 1 ông già 72 tuổi, nhưng có 60 năm đan thúng chai bán cho ngư dân. Với ông già này, thì "khi nào cửa biển này cạn nước thì nghề này mới thôi". Đó là lời tâm sự mộc mạc của ông Trần Quá. Năm nay 72 tuổi, ông theo nghề từ khi còn là cậu bé 12 tuổi. Vậy là đã 60 năm ông gắn bó với cái nghề truyền thống 3 đời của gia đình.
Theo báo quốc nội, hệ thống sông ngòi chảy qua các thành phố ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mọi chất thải của thành phố Biên Hòa đều đổ về sông Đồng Nai và đã đến lúc con sông này "lâm bệnh" vì chịu không nổi sự ô nhiễm kéo dài. Báo Tuổi Trẻ ghi nhận về hiện trạng trên sông Đồng Nai qua đoạn ký sự như sau.
Chỉ 3 ngày sau khi báo chí đăng tải hình ảnh các quan chức Sài Gòn dự buổi tiệc thịt gà tại hội nghị khuyến khích tiêu thụ sản phẩm gia cầm, thì tại ngoại thành, gà và trứng gia cầm chưa kiểm dịch đã tái xuất hiện công khai tại các chợ ngoại thành. Nhiều cư dân nội thành đã đến các chợ vùng ven Sài Gòn để mua gà. Phóng viên báo SGGP viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.