Hôm nay,  

Mùa Sinh Viên Kiếm Sống

02/06/200200:00:00(Xem: 4119)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, hè đến, nhiều sinh viên, học sinh đi làm thêm để kiếm sống, để có tiền trả học phí cho niên khóa tới. Báo TN ghi lại tình cảnh của những sinh viên này được qua đoạn ký sự như sau.
Hoàng Hoa, sinh viên Trường CĐ bán công đi marketing tiếp thị mỹ phẩm cho biết: “2 năm rồi, cứ đến gần hè, tôi lại lao vào kiếm tiền dự trữ cho năm học tới... Có khi phải nói “khô” cả cổ họng, đi “rụng” đôi chân mới “chào” được hàng”. Các sinh viên tiếp thị rất năng động, tự kiếm việc để trang trải chi phí học tập, phần nào trợ giúp gia đình.
Công việc chủ yếu của họ là tiếp thị rượu, bia, bán mỹ phẩm, mang cơm hộp... Theo Ánh Minh, bạn cùng nhóm với Hoàng Hoa, làm thêm bằng nghề này tuy cực nhưng bù lại biết thêm nhiều điều và kiếm tiền nhanh hơn dạy thêm (900,000 đồng/tháng). L., sinh viên năm thứ 3 một trường ĐH, mới làm tiếp thị chưa đầy tuần lễ cho biết, trong thời gian nghỉ hè, phải đi làm để “đặt chỗ” trước vì vào hè sinh viên đi làm thêm rất đông. Bằng công việc mang cơm hộp, nhiều sinh viên đi làm không chỉ đủ tự nuôi thân mà còn giúp đỡ gia đình, phụ cha mẹ nuôi em ăn học, như trường hợp Linh (sinh viên Trường ĐH Kinh tế, quê huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), Khiêm (sinh viên Trường Kỹ thuật Cao Thắng, quê Trà Vinh)... Mặc dù nhà ở huyện Bình Chánh, TP.SG nhưng hè này Thư cũng ăn, ở và chạy bàn tại quán ăn như những sinh viên xa nhà khác. Thư tâm sự: “Nhiều bạn rủ đi chơi hè, Thư cũng muốn lắm nhưng gia đình nhiều khó khăn nên đành gác lại, hè năm trước rồi năm nay cũng thế”.

Ông Hồ Chí Kiệt - chủ quán cơm Châu (233 Trần Quang Khải, quận 1, TP.SG) luôn miệng trầm trồ: “Những em sinh viên làm thêm trong quán này đều làm tốt lắm, tốt lắm! Vất vả vậy mà đứa nào cũng sắp xếp thời gian để chu toàn việc học hành...”.
Các sinh viên giao cơm hộp tận nhà cho khách phải “mang hia vạn dặm” (như cách nói của họ) để hoàn thành công việc. Còn Hoàng Hoa - nhân viên tiếp thị mỹ phẩm, lại nhiều lần gặp phải chủ nhà nhăn mặt, cau mày: “Tôi không xài “thứ quỷ” này! Đồ dởm, giá cắt cổ...”. Lúc đó, dù rất tức nhưng cô vẫn cố nhịn. Có khi Hoa suýt khóc bởi những tràng cười khả ố và ăn nói lố bịch của đám thanh niên choai choai: “Em vào đây anh “lấy” cho”...
Bạn,
Báo TN ghi lại cảnh tượng ở quán Q. trên đường CMT8 quận Tân Bình, TP.SG, nhiều người chứng kiến cảnh “dở chứng” của một vài gã say rượu, bắt 2 cô nhân viên tiếp thị bia phải “nhấp môi” để “đưa đường”. Có ông, hai mắt cứ nhìn chằm chằm... làm L. và cô bạn làm cùng ngượng chín người. L. tâm sự: “Quê tôi ở miền Trung, cứ vào tháng này là hạn hán. Ba, mẹ cực nhọc, khó khăn, chạy vạy làm lụng vất vả nhưng cũng chỉ đủ nuôi 2 đứa em. Vì thế, dù gặp những trường hợp ức hiếp như vậy vẫn phải dạ, thưa”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.