Hôm nay,  

Độc Quyền Kinh Doanh

13/08/199900:00:00(Xem: 6851)
Bạn,
Tại Việt Nam, các dịch vụ công công đều do các công ty quốc doanh CSVN điều phối. Trong lãnh vực giao thông, độc quyền về hỏa xa thuộc về tổng cục Đường Sắt, về hàng không thuộc tổng công ty Hàng Không VN. Trong lãnh vực bưu chính, ngoài tổng cục Bưu điện quản lý các bưu cục còn có tổng công ty bưu chính viễn thông, độc quyền về dịch vụ điện thoại (ngoài trừ điện thoại cầm tay). Là đơn vị kinh doanh độc quyền, tổng công ty đã này tự đặt ra những quy định về giá cả và buộc khách hàng phải chấp nhận như ghi nhận sau đây của báo Sài Gòn.
Tổ chức kinh doanh của ngành bưu chính viễn thông có tên là Tổng công ty bưu chính viễn thông. Mọi người thừa nhận sự trưởng thành nhanh chóng và hiện đại hoá các loại dịch vụ của ngành này. Tuy nhiên về giá cả thì còn rất nhiều vấn đề cần phải xem xét. Trong một thời gian dài giá cước điện thoại quốc tế (và các loại giao dịch quốc tế khác) ở Việt Nam là quá cao so với các nước khác trên thế giới. Cước điện thoại gọi từ Việt Nam đến các nước khác thường cao hơn nhiều so với chiều ngược lại. Chẳng hạn giá cước điện thoại (phút đầu tiên) từ Việt Nam đi Mỹ cao hơn 2,14 lần so với cước từ Mỹ đến Việt Nam. Giá từ Việt Nam đi Hồng Kông cao hơn 2,03 lần so với từ Hồng Kông gọi đến Việt Nam, (3,1 cent so với 1,52 cent)... Giá cước cao đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của người Việt Nam và những người đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tổng công ty bưu chính viễn thông đã công bố hạ giá cước viễn thông quốc tế, nhưng liệu mức mà Tcty đề nghị đã thật hợp lý chưa.

Gần đây, dư luận có ý kiến về việc thay đổi cước phí điện thoại, hạ giá thuê bao điện thoại nhưng tiền điện thoại được tính theo số phút sử dụng, cách làm đó suy cho cùng, có lợi cho Tcty bưu chính viễn thông và tất nhiên ảnh hưởng đến người sử dụng điện thoại mà hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu được trong mọi tầng lớn dân cư. Điều đáng quan tâm hơn nữa là việc tăng giá cước tem thư từ 400 đ lên 1.000 đ, nghĩa là tăng 250%. ở các nước khác việc tăng giá vài phần trăm các nhu yếu phẩm và dịch vụ cần thiết cũng gây phản ứng không nhỏ trong quần chúng nhân dân. ở Việt Nam tăng một lúc cước tem thư lên 2,5 lần làm ảnh hưởng đến quảng đại quần chúng, đặc biệt là các tầng lớp dân cư nghèo.
Bạn,
Về điện gia dụng, độc quyền kinh doanh thuộc về Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN), từ nhiều năm nay đã tăng giá điện, sau đây xin nhắc lại những biểu số liệu để so sánh. Năm 1995 giá thành sản xuất 1 KWh là 392 đồng, EVN đề nghị giá bán tăng từ 500 lên 550 đồng/KWh. Năm 1997 EVN đề nghị tăng lên 680 đồng/KWh. Năm 1999 một lần nữa đề nghị tăng giá bán điện từ 1/7/99 nhưng chưa được phê duyệt. Theo phân tích của các chuyên viên kinh tế, tỷ trọng sản lượng điện từ thuỷ điện trong tổng sản lượng điện tăng dần qua các năm và hiện nay chiếm hơn 50% tổng sản lượng điện của Việt Nam (giá thuỷ điện chỉ bằng 70% giá nhiệt điện than và bằng 63% giá nhiệt điện dầu). Việc tăng tỷ trọng thủy điện theo lý luận kinh tế thông thường là điều kiện thuận lợi cho việc hạ giá điện, thế nhưng tổng công ty điện lực VN lờ đi điều đó. Ngoài ra, cũng do độc quyền, nên các công ty điện lực địa phương thuộc hệ thống tổng công ty tự động cắt điện không cần báo trước, trong khi người dân chưa kịp trả tiền đúng hạn thì bị cắt điện ngay. Độc quyền kinh doanh là vậy đó!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.