Hôm nay,  

Chuyện Làm Phim Ở Vn

31/10/200100:00:00(Xem: 4731)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, hệ thống máy móc kỹ thuật của nhiều hãng phim Việt Nam quá tụt hậu so với các nước trong khu vực. Cũng chính từ sự yếu kém này, nhiều phim do VN sản xuất phải gửi ra nước ngoài để làm phần hậu kỳ sau khi đã thu xong phần hình ảnh. Trình bày về thực trạng làm phim ở VN, NLĐ đã ghi nhận như sau.

"Mặc dù bộ Văn hóa Thông tin CSVN đã đề ra chương trình chấn hưng điện ảnh, tài trợ hàng tỉ đồng sắm phương tiện máy móc cho các hãng phim VN nhưng thực tế hiệu quả chẳng bao nhiêu. Hệ thống máy kỹ thuật của nhiều hãng phim được nhập từ năm 2000 đến nay vẫn "trùm mền vì chưa đủ các bộ phận. Hãng phim truyện VN, hãng phim tài liệu khoa học trung ương cũng được trang bị hệ thống máy âm thanh lập thể từ nhiều năm nay, nhưng phải đến cuối năm 2000 mới được sử dụng cho phần âm thanh của hai bộ phim mới thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, âm thanh của hai phim này chỉ mới ở mức kỹ thuật stéro. Cuối năm 2000, Trung tâm Kỹ thuật điện ảnh VN tại Hà Nội đã ra đời. Những trung tâm này vẫn chưa trang bị đồng bộ, ngoài hệ thống máy in tráng phim chỉ đạt 80% chất lượng hình ảnh so với thế giới. Hai bộ máy làm kỹ xảo nhập năm 1998 chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu. Khả năng của hai máy kỹ xảo này chỉ làm được các kỹ xảo phổ thông, như chạy chữ trên nền hình ảnh động, chồng mờ...

Báo NLĐ dẫn lời của viên cục trưởng cục Điện ảnh CSVN, cho biết: "Từ 6-7 năm nay, hầu hết máy móc nhập về của các hãng phim đều nằm trong dự án của bộ Văn hóa Thông tin. Hãng phim nào có nhu cầu trang bị loại máy móc gì phải làm đề nghị. Từ cơ sở đó, cục Điện ảnh tập hợp thành dự án trình bộ phê duyệt. Việc đáp ứng nhu cầu này còn phụ thuộc vào mức kinh phí đầu tư cho ngành."

Báo NLĐ viết tiếp: "Kinh phí này không lớn và và cục Điện ảnh CSVN lại đầu tư dàn trải theo kiểu ai cũng được hưởng lộc nên xảy ra tình trạng lãng phí đầu tư cho máy móc trong thời gian qua. Đã xảy ra trường hợp mua máy quay phim Airix 3 cho các hãng phim, kể cả hoạt hình cũng được cấp mặc dù có hãng cả năm không dùng đến. Gần 10 năm chiếc máy kỹ xảo của Hãng phim truyện VN giá cả tỉ vẫn nằm trùm mềm trong kho. Hãng phim GP được cấp một máy quay Arix 3 nhưng thiếu các loại chân, ống kính. Nếu nhân viên của hãng không biết tự chế ra thì không biết bao giờ mới sử dụng. Tương tự, dàn kỹ thuật âm thanh surround của Hãng phim GP, năm 2000 mua được một nửa, còn một nửa chờ kinh phí của năm 2001. Cách đầu tư kinh phí nhỏ giọt làm cho máy móc khi mua sắm được đầy đủ thì đã lạc hậu một bước so với các nước. Một thực tế khác, sự lãng phí của máy móc còn do trình độ của đội ngũ kỹ thuật âm thanh của Hãng phim truyện VN phải mày mò mới tìm ra cách ứng dụng kỹ thuật âm thanh lập thể."

Bạn,
Cũng theo NLĐ, với một cơ sở vật chất kỹ thuật không đồng bộ, không bảo đảm những thông số kỹ thuật theo quy chuẩn quốc tế nên các đạo diễn VN không đủ can đảm để đưa tác phẩm của mình vào thể nghiệm, nếu không phải bị bắt buộc. Từ lãng phí này dẫn đến những lãng phí khác, hậu quả là ngành văn hóa thông tin CSVN phải chi hàng tỉ đồng để các đạo diễn đưa phim ra làm hậu kỳ ở nước ngoài dù VN đã lập trung tâm kỹ thuật điện ảnh. Đó cũng chính là điều nghịch lý trong quy trình làm phim của hãng điện ảnh VN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.