Hôm nay,  

Phong Trào Viết Chữ Kiểu

10/30/200100:00:00(View: 7343)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, thời gian gần đây, có một bộ môn nghệ thuật đang phát triển tràn lan tại Sài Gòn. Đó là môn thư pháp ra đời trên dạng chữ tượng hình và được truyền thừa bởi những người chuyên tâm với chữ. Tại VN, ngày nay có nghệ thuật viết chữ Việt bằng bút lông mực tàu, cũng được gọi là thư pháp. Thư pháp có một nghĩa có thể được hiểu là vẽ tranh bằng chữ. Chữ Hán vốn ở dạng tượng hình, do đó người viết chữ có thể dùng ngòi bút của mình thể hiện chữ dưới nhiều dạng như tranh, thuật ngữ thư họa xuất phát từ nghĩa này. Gần đây thư pháp được hiểu là cách viết chữ và cả viết chữ kiểu và phong trào viết thư pháp tại Sài Gòn phát triển rầm rộ đến mức loạn như ghi nhận dưới đây của báo TT.

Nói về thư pháp, từ chỗ có một vài tay viết chữ từ trước, đến giờ đâu đâu cũng thấy các câu lạc bộ thư pháp. Người ta bày tỏ sự yêu thích thư pháp của mình bằng cách lập hẳn một câu lạc bộ và hướng dẫn người khác viết thư pháp. Người xưa quan niệm thư pháp là kết quả của quá trình rèn luyện nghiêm túc trên giấy mực. Với chữ Hán, bao giờ người tập viết cũng bắt đầu từ lúc nhỏ tuổi, với thế chữ chân, lớn dần lên mới tập đến chữ hành, chữ thảo. Công việc ấy không phải ngày một ngày hai mà thành, có người bỏ hàng năm trời để luyện các nét cơ bản. Bây giờ những người viết thư pháp hiện đại không quan tâm tới chuyện ấy. Cứ dùng bút lông, mực tàu viết được chữ là ra thư pháp. Sở dĩ người xưa dùng bút lông viết chữ là vì ngọn bút lông thể hiện được tâm lực của từng người. Cùng một chữ, một loại bút nhưng người già viết khác, người trẻ viết khác, người hiền và người dữ viết sẽ không giống nhau. Học chữ thầy thường hay nhắc đến tâm tại đầu bút là ý đó. Hiện nay, người ta không quan tâm đến nghệ thuật sử dụng cây bút lông nên viết chữ không cần thao tác cơ bản; chữ Việt lại là chữ ký âm nên viết bằng bút lông làm sao thể hiện được hình ảnh " Sự nhanh mạnh, nét khoan thai, lực chữ sung mãn hay dáng điệu gân guốc cũng hiếm thấy ở những tay mới viết chữ hiện nay.

Hiện nay các lớp hướng dẫn viết thư pháp thu hút rất nhiều người tham dự. Dó cũng là một thú vui tao nhã, mang nét văn hóa Á Đông. Ấy thế nhưng phải nghiêm cẩn với nghệ thuật. Quảng bá kiến thức là cần thiết nhưng quảng bá nghệ thuật cần phải có thời gian và quan trọng hơn, phải có con người nghệ thuật. Trong điều kiện hiện nay, một lớp trẻ lớn lên sẽ hiểu thư pháp chỉ là viết chữ bằng bút lông với mực tàu, bất kể viết như thế nào. Có người còn viết sách để hướng dẫn tập thư pháp. Điều bất ngờ nhất trong cuốn sách nhỏ bé ấy tác giả không hề hướng dẫn cách cầm bút, sử dụng bút với từng loại chữ, các thao tác cơ bản như một quy trình học tập nghiêm túc và quy củ. Ngược lại, cuốn sách ấy được xem như một cuốn sổ tay, trong đó hướng dẫn một số mẫu chữ do tác giả tự viết. Dạy nghệ thuật sẽ không có người thầy nào vẽ một tập tranh rồi đưa cho học trò vẽ như vậy cả. Còn nếu luyện thư pháp là một cách dưỡng tâm tu tập như hiện nay có một số người viết vung vít lên nhiều chất liệu thì đó là sự công phu của mỗi người.

Bạn,
Báo TT ghi nhận rằng người xưa tập viết, ngộ ra điều gì thì viết điều ấy. Còn ngày nay các tay thư pháp cứ viện dẫn những câu của người xưa mà viết lại. Không kể các câu lạc bộ thư pháp tại các quận huyện, người ta còn hướng dẫn viết thư pháp trong các quán cà phê, đúng là loạn thư pháp !

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải đường hư vì không xe? Hay phải chăng xe nhiều làm đường hư sớm? Hay phải chăng rút ruột công trình đã làm đường hỏng sớm?
Vậy là Trung Quốc ngày càng tăng lực ở Biển Đông, tuần này là đưa chiến đấu cơ tối tân tới đảo Phú Lâm... Tương lai thấy rõ, ngư dân Việt sẽ đi đánh cá xa hơn nữa.
Cá ngừ vẫn là theo mùa... hễ trúng mùa, là giá giảm. Do vậy, ngăn ngừa giảm giá là một ưu tiên. Báo Nông Ngiệp VN kể: Tham gia chuỗi liên kết cá ngừ giúp ngư dân khắc phục ‘được mùa mất giá'...
Thế gian nhiều âu lo... tai nạn vây khắp trời... Báo Ấp Bắc kể chuyện: Chìm sà lan, 2 vợ chồng tử vong.
Lại nỗi lo ung thư, trong thời nhìn đâu cũng thấy độc chất... Chủ yếu vì sao? Hút thuốc, nhậu rượu, khói xe, ăn uống nhằm thực phẩm bẩn, trái cây ngậm hóa chất... Đặc biệt là nỗi lo, căng thẳng là bệnh.
Tiếng Việt mới kiểu GS Bùi Hiển nhiều phần sẽ được dạy thí điểm tại một đaị học Sài Gòn... nếu ý kiến của Phó giám đốc Sở GDĐT TP.HCM Phạm Ngọc Thanh không bị cấp cao hơn bác bỏ. Vậy là tương đương một màn đốt sách vĩ đại. Không cần một mồi lửa nào, mà cả kho tàng sách chỉ trích ông Hồ bỗng dưng từ từ bị đẩy vào hư vô. Sách chống Cộng sẽ trở thành chữ Nôm thế kỷ 21?
Mở mắt ra là thấy chuyện gì cũng làm hỏng đất nước mình, thò tai ra nghe là nhức nhối chuyện gì cũng hại cho người dân… Từ chuyện bằng dỏm, cho tới sông Mekong.
Báo Người Đưa Tin kể rằng: Ngày 28/11, Công an TP.Hải Phòng cho biết, lực lượng PC46 đang tạm giữ lô hàng không có giấy tờ hợp pháp, được vận chuyển từ Móng Cái (Quảng Ninh) về Hải Phòng tiêu thụ.
Có phải nhà nước đang bịt miệng các luật sư nhân quyền? Và bịt miệng công khai, không giấu giếm gì… bất kể thế giới đang dòm ngó.
Có thể hình dung rằng người đời sau sẽ nhớ nhiều nhất về Giáo sư Lê Hữu Mục là công trình chứng minh rằng ông Hồ Chí Minh không phải tác giả tập thơ “Ngục Trung Nhật Ký” – nghĩa là, Giáo sư họ Lê chứng minh rằng ông Hồ đã chôm lấy bản thảo và rồi ghi tên ông Hồ là tác giả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.