Hôm nay,  

60 Năm Của 1 Hiệu Phở

19/09/200100:00:00(Xem: 4238)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, người đã nghĩ ra ra món phở VN để cạnh tranh với phở của người Hoa tại Hà Nội cách đây 60 năm là cụ Nguyễn Phú Lai, người mà vào những năm thập niên 30 là một thương nhân chính gốc Hà Thành đã mạnh dạn bỏ vốn xây dựng nên khách sạn Bồng Lai với 24 phòng tại phố cổ Phùng Hưng. Hà Nội ngày ấy cũng tấp nập. Xen lẫn trong tiếng còi xe hơi, tiếng chuông xe kéo, tiếng người mua bán là tiếng rao phở của những người Hoa đi bán dạo. Theo người nhà kể lại, lúc bấy giờ, ngồi trong khách sạn, cụ Lai cứ vò đầu bứt tai: tại sao người Hoa làm phở bán ngon lành thế mà mình lại không" Tại sao mình là người Việt mà không thử làm phở cạnh tranh với người Hoa " Từ lòng tự ái, cụ Lâm lập nên một quán phở VN ngay tại Bồng Lai.

Nhắc lại tiến trình hiệu phở, báo KTSG viết: năm 1941, phở Phú Lai-Phùng Hưng chính thức ra đời và từ đó trở đi, phở Hà Nội (sau có bà Dung ở Cầu Gỗ và ông Nguyên ở Ô Cầu Dền) đã giành lại thị phần của những gánh phở Hoa bán dạo. Đi ăn Phở Phú Lai đã trở thành thói quen nhiều dân Hà Nội bấy giờ. Không chỉ người Việt, những ông Tây bà Đầm cũng đánh xe hơi đến Bồng Lai để xếp hàng mua của cụ Lai vài hào phở. Từ thói quen ăn phở bò của người Hoa, dân Hà Nội lại thưởng thức thêm món phở Gà do cụ Lai chế biến. Phở gà Phú Lai thơm ngon đặc biệt bởi cụ Lai có bí quyết chế ra nước thịt gà chứ không chan nước bò, gà lẫn lộn.

Cũng theo KTSG, tháng 12/1946, chiến tranh bùng nổ. Cụ Lai và gia đình tản cư khỏi Hà Nội. Phở Phú Lai vắng bóng trên thị trường. Sau Hiệp định Genève 20-7-1954, Hà Nội nằm trong sự kềm kẹp của Cộng sản VN, các tiệm ăn phải vào hợp tác xã. Năm 1959, để được tiếp tục nghề phở, cụ Lai phụ trách hợp tác xã bán phở tại ga Hàng Cỏ. Nghe tin cụ Lai tiếp tục bán phở Phú Lai, người dân đã sống tại Hà Nội từ năm 1946 trở về trước lại nườm nượp kéo đến thu hút đông khách, bỏ xa các quán phở của các công ty quốc doanh về kinh doanh ăn uống. Năm đó, cụ có một người cháu tên là Bình lúc bấy giờ 7 tuổi, đã phụ cụ bán phở. Nhìn thằng cháu đích tôn có tướng lạ, hơn nữa, trong 9 người con cụ Lai xem tướng chẳng ai theo được nghề kinh doanh của mình, cụ Lai quyết định âm thầm truyền nghề cho cháu. Đứa cháu nội được học bài bản từ cách đếm tiền cho đến dọn dẹp nhà cửa, kê sắp bàn ghế, bưng bê bát ăn, chọc than, đứng lò. Đến khi biết việc, năm 11 tuổi, Bình mới được ông nội truyền bí quyết. Nào là bổ quả cà chua, hầm sao cho ra nước ngọt chứ không chua; rồi cắt miếng thịt sao cho xào mềm như bún, đến những bí quyết chân truyền như tỷ lệ xương thịt để nấu nước dùng hay nhìn đâu để biết bánh phở tươi, khô, thật giả. Năm anh Bình 15 tuổi, cụ Lai để lại cho Bình lời dặn dò rồi qua đời: Cháu muốn hơn người thì phải phân biệt được đâu là thịt trâu, đâu là thịt bò, cụ tiên đoán, Bình sẽ khôi phục lại được phở Phú Lai nổi tiếng vào năm Bình 41 tuổi.

Bạn,
Phở Phú Lai thất truyền cho đến năm 1990. Đến năm 1991, anh Bình đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống và mở một quán phở nhỏ với danh hiệu là Phú Lai. Năm 1993, anh Bình thuê thêm 12 người nữa và cửa hàng mở rộng thành 100 m2. Cho đến năm 2001, anh Bình ở tuổi 42 thì tiếng tăm của Phú Lai đã vang xa, cửa hàng ở gần phi trường Tân Sơn Nhất đã trở thành địa điểm quen thuộc của nhiều người, như dự đoán của người khai lập phở Phú Lai.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.