Hôm nay,  

Biệt Thự Đà Lạt Điêu Tàn

03/07/200100:00:00(Xem: 4678)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, những khu biệt thự ở Đà Lạt hình thành từ những thập niên đầu thế kỷ 20 giờ đây đã điêu tàn, hoang phế, nhất là khu biệt thự quanh hồ Hoàn Kiếm. Phóng viên TT ghi nhận rằng trên đường Lê Lai, phường 5, gần 50 biệt thự khu sang trọng của những đại thương gia người Pháp ngày trước nay chỉ còn vỏn vẹn không tới 10 cái thuộc sở hữu công, nhưng cũng đã bị 61 hộ chiếm dụng gần 10 năm nay. Nơi đường Huỳnh Thúc Kháng và một số đường khác, tất cả các biệt thự hoặc được sử dụng làm quan, hoặc đã bị quan chức CSVN địa phương chiếm, hoặc đã trở thành chỗ của đủ loại người tạp nham, hỗn độn... Còn khu biệt thự từng dành cho các quan chức của phủ toàn quyền Đông Dương ở đường Trần Hưng Đạo, Hùng Vương thì nay cũng cùng chung một tình trạng như thế.

Phóng viên báo TT cố tìm một khu biệt thự còn lành lặn, nhưng hoàn toàn thất vọng, và ghi lại như sau: “Tất cả đã tàn phai, rệu rã từng phần đến mức các phóng viên không thể nào hình dung ra đó là những biệt thự xinh đẹp, sang trọng, lộng lẫy thuở nào. Ở nhiều khu biệt thự dễ dàng nhìn thấy cảnh người ta tận dụng những gian thừa để nuôi heo, gà. Ở khu Lê Lai có những biệt thự mà người ta nhảy dù vào chiếm dụng trước đám chơi trò cải thiện đời sống bằng cách chia năm xẻ bảy cho tứ chiếng giang hồ thuê ở, kể cả những cô gái chuyên sống về đêm. Chưa hết khi đã trở thành chủ nhân bất đắc dĩ của ngôi biệt thự nào đó thì họ mặc sức tung hoành, cắt bớt diện tích bán, sang nhượng cho người mới nhập cư chui vào Đà Lạt. Người ta bảo những năm đầu thập niên 90 khu biệt thự Đà Lạt chỉ còn vài người đột nhập ở, với dân số không quá 10 người, nhưng giờ đã có trên 100 hộ với vài trăm người. Điều lạ là có không ít gia đình được nhập khẩu vào ngay tại những biệt thự đó.”

Báo Tuổi Trẻ viết tiếp: “Những biệt thự “cha chung không ai khóc” là như thế, còn những biệt thự rơi vào tay những người “có quyền-giấy tờ-sở hữu” thì sao " Lướt qua trước mắt phóng viên, những biệt thự thuộc loại này là tập hợp của những mảng màu xanh, đỏ, trắng, vàng...mà không cần suy đoán cũng biết ngay là những kiểu phân chia lãnh thổ. Dĩ nhiên khi đã trao cho người ra quyền sở hữu một phần nhà nào đó, người ta chẳng ngại ngùng sơn phết đủ màu, đủ kiểu, thậm chí đập đi để cất lên một căn hộ mang kiểu dáng hoàn toàn với ngôi biệt thự kia mà không cần biết giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của nó.

Bạn,
Theo báo TT, phần lớn biệt thự cổ ở Đà Lạt có giá trị về tiền của cũng như về nghệ thuật đã biến thành chung cư, hoặc tư nhân hóa là do trải qua một thời gian dài chính quyền địa phương CSVN thả nổi cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc doanh từ cấp phường đến thành phố, của ngành này, ban nọ cấp tỉnh, cá nhân quản lý thế, thế là “họ bố trí chỗ ở cho vô số đối tượng từ các cán bộ đến công nhân viên chức. Một phần không ít biệt thự khác thì đem đi bán sỉ, bán lẻ với muôn hình vạn kiểu giá, trong đó dĩ nhiên có cả những biệt thự người ta dùng làm quà hiếu hỉ, tặng nhau một cách hợp pháp như bán giá rẻ.” Vì không để ý đến giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn, giá trị du lịch mà chỉ nghỉ đến giá trị chỗ ở nên nó không được coi trọng, cứ thế hệ thống biệt thự ở Đà Lạt thất thoát, bị gặm lần cho đến hôm nay vẫn chưa dừng lại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.