Hôm nay,  

Mỹ Tửu Miền Đất Võ

29/01/200100:00:00(Xem: 4545)

Bạn,
Bàu Đá là một đầm nước ngọt thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn. Cư dân quanh vùng, từ xa xưa đã có nghề nấu rượu từ gạo, từ nếp, rượu cũng đã ngon. Rượu trong như mắt mèo, mang hương thơm dìu dìu của gạo, có nồng độ 45-50% nhưng uống vào lại ngọt êm, nên nhiều người cứ tưởng nhạt. Chỉ sau mấy lần nhấp môi là đã thấy đất trời chếnh choáng. Nhiều người sành rượu đã tôn xưng rượu Bàu Đá là mỹ tửu của đất võ Bình Định. Câu chuyện về làng rượu Bàu Đá được dân làng kể lại như một huyền thoại và được báo Kinh Tế Sài Gòn ghi lại qua bài viết dưới đây.
Tương truyền, từ khi có một phụ nữ tên là Đấu từ đất Tây Sơn đến đây nấu rượu thì rượu của bà ngon vượt hẳn các nhà khác. Vì sao bà Đấu nấu rượu ngon " Dân làng tìm hiểu và phát giác ra là bà đã dùng nước Bàu Đá để nấu nên rượu có hương vị thơm ngon và nồng độ đặc biệt. Từ đó, dân làng làm theo và rượu ngon hẳn lên. Khi bà Đấu qua đời, lại thấy đáy bàu cấu tạo bằng đá, nên để tưởng nhớ bà Đấu và để khỏi thất kính, người ta đã nói lái Bà Đấu thành Bầu Đá cho thêm phần kỳ bí. Rượu Bàu Đá khởi nguồn là vậy.
Khi nấu rượu, người ta lấy nước Bàu Đá cất với ngọn lửa riu riu. Giọt rượu chậm rãi đọng lại, được dẫn ra một chiếc hủ sành bịt kín bằng một vòng củ tre khô đục thông lỗ ở giữa, đẽo gọt công phu. Rượu cất qua một dây chuyền khép kín nên giữ trọn vẹn sự tinh khiết. Người làm nghề lâu năm chỉ cần nghe nhịp rơi của giọt rượu trong hũ sành cũng có thể biết được chất lượng sản phẩm của mình.

Ngày xưa người ta nấu ít nên rượu ngon đặc biệt. Sau này nhu cầu cao, nhiều người nấu, đun to lửa cho rượu chảy nhanh nên mức độ ngon đành giảm sút. Tuy vậy, rượu Bàu Đá vẫn là rượu Bàu Đá. Hồi năm 1991-1992, có một phái đoàn nhà khảo cổ Nhật đến An Nhơn khai quật đồ sành sứ, sau khi được nếm chút rượu Bàu Đá do chủ nhà khoản đãi, cả đoàn khen ngon, thích đến ngẫn ngơ. Từ đó họ mê luôn, bữa ăn nào cũng có vài ly Bàu Đá mới ngon miệng.
Cố nhạc sĩ Văn Cao là bậc thầy về thưởng thức rượu cũng rất mê Bàu Đá. Ông khen: Rượu làng Vân mỏng, rượu Bàu Đá dày. Và ông thường nhận được dăm ba lít Bàu Đá của anh em văn nghệ sĩ Bình Định yêu mến gửi tặng.
Bạn,
Cũng theo báo Kinh Tế Sài Gòn, rượu Bàu Đá bây giờ có mặt khắp nơi. Không chỉ Nhơn Lộc mà cả xã Nhơn Tân bên cạnh cũng nấu rượu Bàu Đá. Riêng ở Hợp tác xã Nông nghiệp Nhơn Lộc 2 đã có đến 1,500 gia đình nấu rượu. Người ta nấu rượu để giữ nghề gia truyền. giữ cái tiếng, chứ lãi thì không bao nhiêu. 10 kg gạo chỉ lấy 7 lít rượu, lãi khoảng 20 ngàn đồng mà thôi. Thế nhưng hàng ngàn gia đình ở xã nói trên vẫn cố giữ nghề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.