Hôm nay,  

Quay Phim Quảng Cáo

21/09/200000:00:00(Xem: 5092)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, kỹ nghệ làm phim quảng cáo ở trong nước bây giờ cũng rất là “thượng vàng hạ cám”, từ bình dân tới sang trọng, tùy theo túi tiền, ý tưởng của doanh nghiệp và tài năng của người thực hiện. Giá cả có một biên độ lớn từ 7 triệu đồng (gần 500 đô) đến vài trăm triệu đồng (hàng chục ngàn đô). Trong nghề làm phim quảng cáo, giới đạo diễn và quay phim cũng rất vất vả hơn cả làm phim truyện. Mời bạn nghe vài câu chuyện dưới đây theo ghi nhận của báo Thanh Niên.

Theo ông B.T.D, một đạo diễn chuyên về phim quảng cáo thì công việc này ở Việt Nam còn ở mức sơ khai, cả về công nghệ, quan niệm tới chi phí. Cơ sở sản xuất X một hôm mang đến cho ông hai chai nước rửa chén và nhờ ông làm một phim quảng cáo để phát trên mấy đài tỉnh quanh Sài Gòn với tổng chi phí 7 triệu đồng (gần 500 đô). Thực ra cũng có thể làm được, dùng máy quay VHS, đặt chai nước rửa chén lên một phong vải, phích mấy hình, rồi bắn lên đó, số điện thoại, địa chỉ cơ sở, thậm chí là cả tên giám đốc, lồng một tí nhạc, thế là xong, đài tỉnh phát được rồi. Cái dễ là như vậy, còn cái khó. Phóng viên báo Thanh Niên có dịp đi theo một đoàn làm phim quảng cáo của thành phố Sài Gòn. Xuất phát từ sớm trên một chiếc xe Hyundai đầy nhóc máy móc cùng gần 20 người. Xẩm tối, đoàn mới tới một tỉnh miền Trung. Đạo diễn thông báo: sáng mai sẽ bấm máy, cảnh quay là một đội bóng đá đang tập sút cầu môn. Bộ phim 30 giây là của một công ty bia ở tỉnh sở tại đặt quay. Thế nhưng sáng hôm sau, thay vì bấm máy, đoàn lục tục quay về Sài Gòn vì không có người mẫu, chàng thủ môn của một đội bóng nọ đã bị một hãng bia khác ký hợp đồng trọn gói. Lỗi là ở một vị giám đốc sở Thể dục Thể thao vì quá nhiệt tình mà quên đi luật lệ. Có nghĩa là công tác diễn viên trong phim quảng cáo hết sức quan trọng.

Ông Đ.V.H, một người từng giữ chức chủ nhiệm nhiều bộ phim truyện cho hay: cát-sê cho mấy diễn viên cũng nặng ký lắm: Cô A, người cao giá nhất, đồng ý tham gia một phim với thù lao 15 triệu đồng, cô yêu cầu ký hợp đồng 20 triệu để giữ giá và mỗi tháng phát sóng, cô xin thêm 3 triệu. Ngoài khoản tiền chi cho người mẫu, có nhiều khoản chi khác khiến cho các doanh nghiệp muốn làm phim quảng cáo vừa phải sờn lòng vừa phải thông cảm với các đầu nậu làm phim: Thuê máy quay beta cam: 2 triệu/ngày, quay phim: 1 triệu/ngày, phụ quay, hóa trang đều là những chi phí lớn, xê dịch tùy theo tên tuổi. Cần ghi nhận rằng, các nhóm làm phim quảng cáo không nhiều, cả Sài Gòn không quá 20, ngay cả số quay phim có đủ uy tín để làm phim quảng cáo cũng rất khiêm tốn: dưới 50 người, trong đó có T, tay máy có tiếng trong các phim ca nhạc này xếp thứ nhất, thù lao của anh cao gấp vài lần so với đồng nghiệp. Chi phí tốn kém như vậy nên giá thành một phim quảng cáo dù chỉ vài chục giây, thường không nhỏ, từ 1-2 trăm triệu tới bạc tỉ, tùy theo chất lượng phim, mức độ đầu tư kỹ xão, khách hàng trong hay ngoài nước. Q,B, một cameraman chuyên quay phim quảng cáo cho biết, quay phim quảng cáo cũng gian khổ như quay phim thường, thậm chí còn vất vả hơn vì với phim thường quay 5 để lấy 1, còn phim quảng cáo, quay 50 cũng chỉ để lấy 1 mà thôi.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận báo Thanh Niên, tại Việt Nam, một đoàn làm phim quảng cáo có máy xịn, người quay giỏi, đạo diễn tốt, chưa hẳn đã có 30 giây mãn nhãn người xem quảng cáo, vấn đề là còn nằm ở ý tưởng của phim. Báo này nhận xét rằng nhà sản xuất cố thể hiện cái hay xuyên suốt cả kịch bản, hình ảnh, âm nhạc, lời dẫn trong phim. Và chỉ vài chục giây, bộ phim sẽ biểu thị một văn hóa cao hay thấp của đơn vị cần quảng cáo, tiếp cận khách hàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.