Hôm nay,  

Cơm Nắm Của Dân Nghèo

16/02/200600:00:00(Xem: 6185)
Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại tỉnh Hưng Yên thuộc miền Bắc VN có một xã mà cư dân nghèo đã kiếm sống bằng nghề nấu cơm nắm. Xã này hiện thu hút 3 ngàn - 5 ngàn lao động thường xuyên, chính yếu là gia đình nghèo, vừa nắm cơm vừa đi bán. Giờ đây những nắm cơm muối vừng của xã này đã có mặt khắp nơi ở Hà Nội, khách mua chính yếu là công nhân viên chức, học sinh, sinh viên nghèo. Báo TT ghi nhận về công việc mưu sinh của những người nấu cơm nắm tại làng xã này qua đoạn ký sự như sau.

Mới 0 giờ của ngày cuối đông nhưng làng Ngọc, làng Cầu của xã Lạc Đạo (Hưng Yên) đã bắt đầu nổi lửa sáng đèn. Vợ chồng anh Biên - chị Lịch cũng đón bình minh vào lúc này.

Biên khơi lại bếp than ủ hồi chiều, đặt lên chiếc nồi gang đong đủ 9 ca nước. Lên nhà, anh pha một chậu nước vừa đủ ấm, kê bên chiếc bàn mặt tôn có đôi ghế thấp và 2 chiếc khăn vải xô trắng. Anh bày thêm chồng rổ sảo cùng 3 chiếc khuôn gỗ vuông để kê chúng. Dụng cụ của nghề nắm cơm chỉ có vậy. Lịch vo gạo xào xạo trong chậu nước lạnh buốt. Đặt xong rá gạo thứ năm lên kệ thì Lịch đổ rá thứ nhất vào nồi nước đang sôi trào trên bếp lửa hồng.

Và đến rá thứ chín chị nhấc nồi cơm vừa cạn xuống vùng than trấu bên cạnh và rút rơm rạ chất lên vung, châm lửa đốt chừng 5 phút thì nồi cơm đủ cho một đội bóng ăn đã được vùi trong đống tro âm ỉ lửa. 15 phút sau, nồi thứ nhất vừa chín thì nồi thứ hai cạn nước và nồi thứ ba lên bếp. Bưng lên nhà, mở nồi cơm, Lịch xới đều, thoăn thoắt như cỗ máy. Họ liên tục xúc từng muôi cơm thơm dẻo hôi hổi nóng đổ vào mảnh khăn trắng.

Rất nhanh, họ gói gọn, vừa ấn vừa day tròn nắm cơm xuống bàn. Cứ khoảng 1 phút lại mở khăn, xếp ra sảo tre một nắm cơm tròn dẹt, trắng, thơm và ngút khói... Họ cứ lặng lẽ, đều đặn và chuẩn xác như thế cho đến khi tiếng xe của khách hàng vọng vào cửa. Lịch ra phản, gói từng nắm cơm vào những tờ giấy cắt nhỏ, bỏ vào túi nilông kèm theo những gói muối vừng. Nắm to 700 đồng, nhỏ thì 500 đồng. Đến 6 giờ sáng khi sương khuya dần tan dưới ánh mặt trời, người khách cuối cùng rời khỏi nhà thì vợ chồng Lịch cũng hoàn thành nắm cơm thứ 1 ngàn, nấu hết 50 kg gạo thành 12 nồi cơm.Kỹ thuật đơn giản như chính người theo đuổi nó: nồi cơm từ sôi đến cạn thì 3 lần ghế (đảo) để cơm chín đều nhưng không tiết nhiều nhựa. Bấm cữ thời gian, điều chỉnh lửa để cơm chín nhừ. Nắm tròn đều là được

Bạn,

Báo TT dẫn lời một cư dân cao niên mà dân địa phương gọi là cụ Đảo, một trong những người nấu cơm nắm nhiều và lâu nhất vùng - nói: "Quê tôi có ga xe lửa Lạc Đạo ngày ba bốn lần dừng đón trả khách. Tôi nghĩ đi tàu xe như thế thì chỉ muốn có nắm cơm chấm muối vừng là chắc dạ, ngon miệng, rẻ tiền lại đỡ nhớ nhà. Về nhà tôi nắm mấy nắm cơm như những buổi làm đồng rồi xách ra ga bán. Bán được, từ đấy bảo nhau làm, lâu rồi thành nghề. Mấy chục năm qua đi, cơm nắm muối vừng nên nghề kiếm cơm cho dân xã Lạc Đạo."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông nói tiếng Việt... đó cũng là điểm tuyệt vời. Năm 1996, ông là một trong những nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc ở Việt Nam tính kể từ khi chiến tranh kết thúc... cũng là điểm ghi nhớ.
Tin ghi rằng vào tối 17.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.SG Đinh La Thăng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo TP có buổi gặp gỡ các Tổng lãnh sự,
Có phải chung quanh Văn Miếu Hà Nội có rất nhiều ông đồ dỏm? Và có phải chung quanh nhà nước Ba Đình có rất nhiều Tiến sĩ dỏm?
Đại đa số đều dị ứng với loa phương... Chỉ thiểu số mới haà lòng, trong đó dĩ nhiên có cán bộ điều hành loa phường. Nên bỏ loa phường chăng? Sẽ dùng email, hay dùng mạng xã hội thay cho loa phường?
Báo Kinh Tế Thủ Đô có bản tin gọi là “Đẩy mạnh dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” hôm 10/1/2017 trong đó ghi rằng Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc
SEOUL, Nam Hàn – Có 3/10 người dân Nam Hàn du lịch đơn độc trong năm ngoái khi họ đi ra ngoài nước, theo một bản phân tích.
Bi thảm là như thế... Nợ công của Việt Nam đã vượt trần, nhưng cán bộ quyền chức và giới nhà giàu vẫn xài tưng bừng.
Công an đánh người trở nên thường hơn... thậm chí khi đánh chết người, lại nói là nạn nhân chết vì chạy quá sức. Đó là một mảng trong toàn cảnh của cường hào,
Có chạy tới cùng trời cuôi đất, mình với ta cũng khó bỏ nhau? Đó là chuyện của Việt kiều, nhưng cũng là số phận của dân mình... Có lẽ, khi chưa dứt nghiệp.
Có nên bỏ Tết Âm lịch hay không? Có phải vì nghỉ Tết nhiều ngaỳ, vì ăn nhậu tưng bừng... nên nước nghèo và dân bệnh? Một số trí thức trong nước bàn chuyện nên bỏ Tết Nguyên Đán để VN giàu hơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.