Hôm nay,  

Sinh Viên Làm Bánh Mứt Tết

22/01/200600:00:00(Xem: 5633)
Bạn,

Theo báo quốc nội, vài năm gần đây, vào dịp gần Tết, tại ngoại ô Sài Gòn và vùng ven thành phố Biên Hòa, gần các trường đại học, cao đẳng, trung học hoặc đường vào khu công nghiệp ở thường hay xuất hiện các mẩu tin "Cần người giúp việc", từ làm bánh mứt đến phụ quán, bán hàng và đủ loại công việc linh tinh tạm thời khác. Để có tiền tiêu Tết, một số sinh viên nghèo kéo nhau đi làm thêm ngoài giờ học. Báo Đồng Nai ghi nhận về công việc mưu sinh cuối năm của các sinh viên làm thuê tại các cơ sở bánh mứt ở Biên Hòa như sau.

Tại Biên Hòa, cơ sở làm kẹo đậu phộng, kẹo hạt điều Mỹ Xuân ở phường Tam Hiệp là "địa chỉ" làm thêm khá quen thuộc với một số sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Đồng Nai. Hiện cơ sở này có khoảng 15 sinh viên đang làm việc thời vụ ở đây. Bà chủ cơ sở Vũ Thị Lành cho biết: "Nhiều em đi học xa nhà cũng khó khăn lắm nên chúng tôi thường ưu tiên cho những việc nhẹ nhàng, không cần phải có chuyên môn. Thường là những việc như phân loại hạt điều lành, vỡ để trộn kẹo hoặc rang, bóc vỏ đậu phộng, làm sạch mè hạt v.v... Các em có thể vào làm việc bất cứ giờ nào rảnh và tiền công trả cho mỗi em từ 5 ngàn-8 ngàn đồng/giờ. Thông thường các em rảnh sau giờ học nên đi làm 3 tiếng đồng hồ (từ 18-21 giờ tối) cũng được khoảng 20 ngàn đồng. Tất nhiên, chúng tôi cũng muốn các em chăm chỉ và thật thà, không lấy cắp nguyên liệu, nhất là điều hạt. Tết đến, cơ sở cũng tặng thêm một ít kẹo cho các em đem về ăn tết".

Tiếp xúc với phóng viên, cô Trần Thị Vi, sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm đã làm thêm ở đây hai mùa tết, cho biết: "Thông thường, thi xong bọn em mới vào làm nên chỉ được khoảng hơn 1 tháng trước tết, mỗi ngày vài giờ nhưng cuối tháng cũng được khoảng 500 ngàn đồng. Số đó đủ mua nhiều thứ cho gia đình, còn kẹo ăn tết thì... khỏi mua. Năm nào bà chủ cũng cho cả bọc mấy ký, loại kẹo bị vỡ miếng, ăn ra giêng mới hết". Đến một cơ sở nhỏ chuyên làm các loại mứt trái cây ở phường Thống Nhất (Biên Hòa), phóng viên nhận thấy không khí làm việc ở đây thật náo nhiệt. Trong cái nhà xưởng lợp tôn vốn đã oi bức, những lò nấu, sấy hoạt động ngày đêm nên ở đây lúc nào cũng nóng hầm hập. Được sự giới thiệu của ông chủ, phóng viên đến chỗ đống thơm to lù lù đang có cả chục người ngồi gọt để gặp những sinh viên mới được vào làm. Nguyễn Ngọc Sơn, sinh viên Trường công nhân kỹ thuật Đồng Nai, đang loay hoay với trái thơm trên tay. Theo Sơn, lấy mắt thơm là việc mà bạn chưa làm qua bao giờ. Nhưng đến nay đã ổn, những trái thơm bạn làm đã bớt bị dập nát.

Bạn,

Cũng theo báo ĐN, khi phóng viên khỏi về tiền công mỗi ngày, Sơn nói: "Ông chủ cũng thông cảm cho bọn học sinh làm thêm kiếm tiền xài Tết nên trả từ 25 ngàn - 30 ngàn đồng/ ngày, nhưng chỉ phải làm 4 tiếng (từ sau 17 giờ chiều trở đi). Do phải thường xuyên tiếp xúc với nước rửa và nước thơm (có chứa acid) nên tay em bị ngứa và đau lắm, đeo găng tay rất khó gọt nhưng phải cố chịu để tết có ít tiền xài, không phải xin bố mẹ."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.