Hôm nay,  

Ước Mong Có 1 Cây Cầu

31/12/200500:00:00(Xem: 5273)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại nhiều làng ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi, cứ đến mùa mưa lũ, nước dâng cao, chia cắt, cô lập thôn làng với thị trấn của huyện. Hệ thống giao thông và phương tiện di chuyển của dân các làng này là những con đò nhỏ qua sông. Vào những ngày mưa lớn, đò không vượt sông được, nguồn lương thực đã cạn, nhiều gia đình phải nhịn đói. Trong tình cảnh như thế, dân làng ước mong có chiếc cầu bắc qua sông. Báo SGGP ghi nhận tình cảnh khốn khó của 1 làng miền núi bị cô lập trong mùa lũ qua đoạn ký sự như sau.

Mùa mưa lũ, sông Liêng, đầu nguồn sông Vệ (Quảng Ngãi), nước dâng cao, chảy cuồn cuộn đã chia cắt, cô lập, vùng Tân Long Trung (thuộc xã Ba Động, huyện miền núi Ba Tơ). Lũ trẻ muốn về khu vực trung tâm xã để học, dân làng muốn bán mớ rau... đành xuống đò vượt sông. Chị Huỳnh Thị Hoa nhà ở đầu thôn nói: "Mùa mưa lũ, nước dâng cao, mỗi lần lũ trẻ xuống đò vượt sông Liêng qua trường ở khu vực trung tâm xã là cả làng phập phồng, mọi người kéo nhau ra bến sông, chờ cho con đò nhỏ qua đến bờ bên kia rồi mới trở về nhà". Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hồng, giáo viên Trường tiểu học Ba Động, nói: "Làng cũng chỉ một bến sông, một con đò. Mùa mưa lũ, nếu mình cũng qua bên kia sông ở trọ như đám học trò thì chuyện nhà lấy ai trông coi. Còn ở bên này thì nhiều hôm không đi dạy được".

Nhiều năm rồi, cứ đến mùa mưa lũ là nhà nhà lo đi xay xát gạo, mua mắm muối dự trữ phòng khi lũ dâng cao. Thế nhưng, năm 1999, những đợt lũ tiếp nhau, nên gạo mắm chẳng còn, đành trở lại cái thời xa lơ, xa lắc là giã gạo bằng chày theo từng bữa. Những mớ rau, buồng chuối trồng được trong mùa mưa lũ cũng đành bỏ nơi góc nhà, bởi không qua sông đến được chợ làm sao mà mua bán. Ở Tân Long Trung có một gia đình đã 4 đời chèo đò đưa khách sang sông. Ông Thới Tô vừa chống sào vừa kể: "Hồi trước cha tôi, ông Thới Miên, chèo đò, rồi đến chị ruột của tôi là bà Thới Thị Đề, sau đó đến chị Nguyễn Thị A rồi bây giờ tới tui... Việc chèo đò đưa khách sang sông thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng nó như cái nghiệp ở đời, vận vào rồi không thể chuyển cho ai được."

Bạn,

Báo SGGP dẫn lời bà Nguyễn Thị A kể lại những tháng năm buồn vui của đời chèo đò. Bà nói: "Quãng sông này, có một dòng xoáy, mưa lũ dòng xoáy càng ghê rợn hơn nhiều. Đã có 3 lần tui bị lật thuyền nơi dòng xoáy đó, nhưng rồi cố gắng bơi vớt đám học sinh lên". Bà nói: "Ước chi có chiếc cầu bắc qua sông cho dân được thuận tiện trong việc đi lại. Nếu nhà nước chưa thể xây cầu thì cũng xin cấp cho mấy cái áo phao để an toàn hơn trong những chuyến đò đưa khách sang sông".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.