Hôm nay,  

Buôn Bán Côn Trùng

21/12/200500:00:00(Xem: 5477)
Bạn,

Theo báo quốc nội, những năm trước đây, nhiều nhà hàng ở TP.SG có những món ăn mới lạ mà nhiều người nghe tên còn thấy lạ hoắc như bò cạp, dế cơm, thằn lằn núi, mối chúa... Nhưng vài năm gần đây, những món ăn đó đã trở thành quen thuộc của nhiều cư dân Sài Gòn và nhiều người đã kiếm sống bằng nghề bán côn trùng. Đa số người dân làm nghề săn bắt côn trùng đến từ An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai và CamBốt, giao cho các điểm thu mua. Các điểm này lại cung ứng về cho các đại lý ở Sài Gòn để bán cho các nhà hàng. Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận về nghề buôn bán côn trùng tại Sài Gòn qua đoạn ký sự như sau.

Vào một buổi chiều, khi mặt trời đứng bóng, những chiếc xe khách lại nhộn nhịp ra vào bến, phóng viên được tận mắt chứng kiến cảnh gom hàng của những thương lái côn trùng chuyên nghiệp. Từ xa, một chiếc xe khách lao tới, những lái buôn lao tới, tư thế sẵn sàng đón nhận hàng. Từ trên xe, hơn 10 chiếc lồng chứa đầy bò cạp, thằn lằn núi, mối chúa, dế cơm mập mạp chuyển xuống. Một lái buôn cho biết, hàng được các thương lái Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai... thu gom lại đưa về đây giao. Vừa nhận hàng được hơn 20 phút, Sơn, một thương lái từ Tây Ninh đã vào nghề thu mua bọ cạp gần 4 năm xởi lởi: "Mối đưa hàng xuống chưa hết, có người còn ở xa lắm".

Phóng viên ngồi uống chưa xong ly nước lại có một chiếc xe khách hướng Đồng Nai đi tới, cả nhóm lái buôn lúc này nhộn nhạo hẳn lên. Vậy là đã chờ được 2 chuyến xe chở hàng như đã báo trước. Sơn kể: Thường ngày anh phải đi trung bình khoảng 200 km để thu mua hàng ở khắp mọi nẻo đường. Đi hết địa phương lại vượt qua biên giới Campuchia thu gom hàng. Riêng xã của anh đã có gần chục người chuyên làm nghề thương lái mặt hàng này. Cả làng 100 gia đình, đã có hơn 200 người chuyên đi săn, đào mối chúa bán cho các thương lái. Nhiều gia đình nông thôn đã sống nhờ nghề săn bắt côn trùng. Mỗi ngày Sơn thu mua được 400 - 500 con bò cạp, mối chúa, thằn lằn núi. Phóng viên hỏi đi gom hàng thu nhập khá không" Anh cho biết: Cứ 10 ngày gom hàng đưa xuống một lần, mỗi chuyến cũng được 1-1.5 triệu đồng. Sơn nhớ lại, vào đầu năm 1998, một quán nhỏ ở Tân Biên (Tây Ninh) mở quán nhậu, mồi là những con côn trùng loại hàng "độc", hiếm của núi rừng. Tưởng mở quán chẳng ai thèm vào, nào ngờ 3 tháng sau dân địa phương cứ thấy khách qua lại biên giới ùn ùn kéo nhau đến nhậu. Quán ngày càng tiêu thụ nhiều mặt hàng này và đã đặt hàng người dân địa phương bắt, thu gom côn trùng "độc". Món ăn "độc" không còn độc quyền ở Tây Ninh mà nó đã đi xuống đồng bằng, về Sài Gòn và nhiều tỉnh thành.

Bạn,

Cũng theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, nhờ nghề săn bắt côn trùng bán cho các đại lý, nhiều người dân nghèo miền Tây đã bớt phần đói khổ. Về nông nghiệp, côn trùng ở các cánh đồng bị lùng bắt hàng ngày, nên nhiều ruộng hoa màu đã không còn bị cắn phá làm giảm sản lượng trong mỗi vụ mùa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.