Hôm nay,  

Hồn Xưa Ở 1 Làng Nghề

11/12/200500:00:00(Xem: 5779)
Bạn,

Việt Nam có nhiều làng nghề sản xuất gốm, và trong số những làng gốm nổi tiếng, có làng Thổ Hà tại miền Bắc VN được các nhà nghiên cứu nhân văn gọi là "kinh đô" gốm ngày xưa. Thế nhưng từ hơn 20 năm qua, Thổ Hà trở thành "phế đô" gốm với cảnh tượng hoang tàn, và là phim trường của nhiều tay săn ảnh chuyên nghiệp, giới hội họa, bởi cảnh quan ở Thổ Hà thấm đẫm hồn xưa. Báo Doanh Gia Sài Gòn ghi lại chuyện xưa và nay về làng gồm Thổ Hà qua đoạn ký sự như sau.

Từ Hà Nội theo Quốc lộ lA cũ chừng 50 km tới thị xã Bắc Ninh - thủ phủ tỉnh Bắc Ninh, rẽ trái lên đê sông Cầu, rong ruổi khoảng năm bảy cây số tới bến đò, chỉ cần qua đò là tới Thổ Hà (đất ven sông, đất của sông), phế đô gốm. Theo các cụ già trong làng, vào thế kỷ 11 - 12 thời Lý, có 3 người được cửá đi sứ tại Trung Quốc: Hứa Vĩnh Kiều (làng Bồ Bát, Thanh Hóa), Đào Trí Tiến (làng Thổ Hà, Bắc Giang ngày nay) và Lưu Phong Tú (làng Sặt, Hưng Yên) đã học được nghề làm gốm của người phương Bắc. Về nước, họ chia nhau đi truyền nghề cho dân. Ông Kiều về làng Bồ Bát làm gốm sắc trắng (thế kỷ 15, làng này chuyển ra vùng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội ngày nay), ông Tú về Phù Lãng, ông Tiến về Thổ Hà (Kinh Bắc xưa) làm hàng gốm sắc vàng, thẫm và gốm sắc đỏ với gốm sinh hoạt: nồi nấu cơm, chum, vại đựng gạo, chứa nước, tiểu sành... Lớp trẻ Thổ Hà ngày nay chỉ biết chum vại vỡ, tiểu sành nằm im trên tường, mái nhà, nhưng trong ký ức của những người tầm tuổi 50 trở lên vẫn mồn một cảnh làm gốm náo nhiệt, thuyền buôn cập bến tấp nập chuyển hàng.

Hiện tại, không còn dấu vết lò gốm nào, lớp lớp nhà ống đã vươn ra kín mép nước. Cụ Lai Thành, 94 tuổi, nghệ nhân gốm cao tuổi nhất thôn mấy năm trước, vẫn túc tắc làm một số sản phẩm, nhưng nay cũng đã dọn lò. ''Hơn 20 năm nay, làng tôi không làm gốm. Phục hồi ư" Phục hồi làm sao được" Làm gốm cực nhọc, có hôm chúng tôi phải nhịn đói mà làm. Lớp trẻ ngày nay không chịu được vất vả đâu, với lại làm gì còn đất nguyên liệu, cũng như còn chỗ mà đặt lò" - cụ Trịnh Thị Kỳ, 78 tuổi, xóm 2 nói như dỗi.

Dấu vết của làng gốm lẫy lừng hàng trăm năm qua chỉ hiện diện trên lớp lớp bức tường, ngõ nhỏ ghép bằng sành, mảnh gốm vỡ, chum vại vỡ mà độc đáo nhất là nguyên vẹn những chiếc tiểu sành vừa thô mộc vừa lạ lẫm. Trước đây sau mỗi mẻ gốm, lại có thêm những ngôi nhà mọc lên, con đường lát từ phế phẩm của gốm hoặc chum vại bị lỗi kỹ thuật... Đặc biệt nhất là tiểu sành gắn với cõi âm hiện diện khắp nơi. Tiểu trên tường, tiểu treo đầu hồi, tiểu án ngữ bậc cửa, tiểu nằm dưới chân giường.

Bạn,

Cũng theo báo Doanh Gia Sài Gòn, hàng trăm năm nay, người Thổ Hà sống cuộc đời dương thế giữa ngút ngàn vật dụng vĩnh hằng của cõi âm. Trong những con ngõ mềm như tiếng ru, bên bờ tường tiểu sành mờ tối, dưới làn khói lò tráng bánh mờ mờ ảo ảo, tiếng chó sủa nhũng nhẵng, tiếng heo ủn ỉn đòi ăn, Thổ Hà như thực, như mơ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.