Hôm nay,  

Hồn Xưa Ở 1 Làng Nghề

11/12/200500:00:00(Xem: 5786)
Bạn,

Việt Nam có nhiều làng nghề sản xuất gốm, và trong số những làng gốm nổi tiếng, có làng Thổ Hà tại miền Bắc VN được các nhà nghiên cứu nhân văn gọi là "kinh đô" gốm ngày xưa. Thế nhưng từ hơn 20 năm qua, Thổ Hà trở thành "phế đô" gốm với cảnh tượng hoang tàn, và là phim trường của nhiều tay săn ảnh chuyên nghiệp, giới hội họa, bởi cảnh quan ở Thổ Hà thấm đẫm hồn xưa. Báo Doanh Gia Sài Gòn ghi lại chuyện xưa và nay về làng gồm Thổ Hà qua đoạn ký sự như sau.

Từ Hà Nội theo Quốc lộ lA cũ chừng 50 km tới thị xã Bắc Ninh - thủ phủ tỉnh Bắc Ninh, rẽ trái lên đê sông Cầu, rong ruổi khoảng năm bảy cây số tới bến đò, chỉ cần qua đò là tới Thổ Hà (đất ven sông, đất của sông), phế đô gốm. Theo các cụ già trong làng, vào thế kỷ 11 - 12 thời Lý, có 3 người được cửá đi sứ tại Trung Quốc: Hứa Vĩnh Kiều (làng Bồ Bát, Thanh Hóa), Đào Trí Tiến (làng Thổ Hà, Bắc Giang ngày nay) và Lưu Phong Tú (làng Sặt, Hưng Yên) đã học được nghề làm gốm của người phương Bắc. Về nước, họ chia nhau đi truyền nghề cho dân. Ông Kiều về làng Bồ Bát làm gốm sắc trắng (thế kỷ 15, làng này chuyển ra vùng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội ngày nay), ông Tú về Phù Lãng, ông Tiến về Thổ Hà (Kinh Bắc xưa) làm hàng gốm sắc vàng, thẫm và gốm sắc đỏ với gốm sinh hoạt: nồi nấu cơm, chum, vại đựng gạo, chứa nước, tiểu sành... Lớp trẻ Thổ Hà ngày nay chỉ biết chum vại vỡ, tiểu sành nằm im trên tường, mái nhà, nhưng trong ký ức của những người tầm tuổi 50 trở lên vẫn mồn một cảnh làm gốm náo nhiệt, thuyền buôn cập bến tấp nập chuyển hàng.

Hiện tại, không còn dấu vết lò gốm nào, lớp lớp nhà ống đã vươn ra kín mép nước. Cụ Lai Thành, 94 tuổi, nghệ nhân gốm cao tuổi nhất thôn mấy năm trước, vẫn túc tắc làm một số sản phẩm, nhưng nay cũng đã dọn lò. ''Hơn 20 năm nay, làng tôi không làm gốm. Phục hồi ư" Phục hồi làm sao được" Làm gốm cực nhọc, có hôm chúng tôi phải nhịn đói mà làm. Lớp trẻ ngày nay không chịu được vất vả đâu, với lại làm gì còn đất nguyên liệu, cũng như còn chỗ mà đặt lò" - cụ Trịnh Thị Kỳ, 78 tuổi, xóm 2 nói như dỗi.

Dấu vết của làng gốm lẫy lừng hàng trăm năm qua chỉ hiện diện trên lớp lớp bức tường, ngõ nhỏ ghép bằng sành, mảnh gốm vỡ, chum vại vỡ mà độc đáo nhất là nguyên vẹn những chiếc tiểu sành vừa thô mộc vừa lạ lẫm. Trước đây sau mỗi mẻ gốm, lại có thêm những ngôi nhà mọc lên, con đường lát từ phế phẩm của gốm hoặc chum vại bị lỗi kỹ thuật... Đặc biệt nhất là tiểu sành gắn với cõi âm hiện diện khắp nơi. Tiểu trên tường, tiểu treo đầu hồi, tiểu án ngữ bậc cửa, tiểu nằm dưới chân giường.

Bạn,

Cũng theo báo Doanh Gia Sài Gòn, hàng trăm năm nay, người Thổ Hà sống cuộc đời dương thế giữa ngút ngàn vật dụng vĩnh hằng của cõi âm. Trong những con ngõ mềm như tiếng ru, bên bờ tường tiểu sành mờ tối, dưới làn khói lò tráng bánh mờ mờ ảo ảo, tiếng chó sủa nhũng nhẵng, tiếng heo ủn ỉn đòi ăn, Thổ Hà như thực, như mơ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.