Hôm nay,  

Trà Đạo Xứ Nghệ

15/08/199900:00:00(Xem: 7728)
Chắc bạn vẫn còn nhớ các quán nước trà bên hè phố Sài Gòn. Đó là những sạp với dăm ba chiếc ghế thấp, nơi cho các bác đạp xe xích lô, hay các cậu sinh viên tấp vào, gọi ly nước trà, ăn quả chuối, hút vài bi thuốc lào cho tỉnh táo. Nó như dường một nét văn hóa không rời của dân phố chợ.
Tuy nhiên, hẳn bạn chưa biết rằng uống nước chè (chữ của Miền Bắc gọi cho trà) cũng là một “đạo” tại nhiều làng xã quê mình. Nơi đó, người ta nấu cả một nồi chè, uống không bằng ly mà bằng bát, và cũng là nơi tụ họp để tâm sự, để dàn hòa, để bàn chuyện sắp làm, và để quên đi những mệt nhọc với đói nghèo mà chế độ đã gây ra cho bao nhiêu thế hệ. Nhà báo trong nước viết trích đoạn về phong tục đẹp đẽ này như sau.
Tục uống nước chè chát hiện nay rất phổ biến ở Nghệ An, nó đã trở thành nếp sống thường ngày mang tính chất cộng đồng phong phú, trở thành một nếp sống tốt đẹp. Nếu chỉ đơn thuần khi khát nước mà có nước để dùng thì không nói làm gì, cái mà người Việt cần là tình cảm mang tính cộng đồng và thông qua những buổi ngồi uống nước chè chát đó mọi người tâm sự trao đổi với nhau những điều bổ ích.
Tục mời nhau uống nước chè chát không chỉ có trong mùa hè mà hầu như quanh năm. Thường là buổi sáng trước khi đi làm; buổi trưa và buối tối sau khi cơm nước xong. Lần lượt nhà này đến nhà khác nấu (hoặc om) mời bà con trong xóm đến mà không cần phải phân công gì cả. Bởi nó đã trở thành một hương ước của thôn. Có một số địa phương ở Nam Đàn, Thanh Chương và Đô Lương khi nấu nước xong thì dùng kẻng (trống) hoặc cho con cháu đi một vòng mời. Trong lúc nấu khi chè đã sôi một lát thì người ta đổ thêm bát nước lã, xong đâu đấy mới ủ vào thùng trấu. Các bà bảo làm như vậy thì nồi nước chè xanh mới đẹp và thơm phức. Trong hoàn cảnh khó khăn, chính đây là hình thức đãi nhau đỡ tốn kém nhất.
Đặc biệt, qua đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Chính qua hội uống nước chè chát, bao lượng thông tin được truyền cho nhau biết, phổ biến cho nhau những kinh nghiệm làm ăn, v.v... Đặc biệt là những xích mích thường được giải quyết. Mặc dù đây không phải là cuộc họp có chủ tọa, có nội dung cụ thể định trước nhưng lại rất chân tình, cởi mở, vui vẻ và hiệu quả.

Phải chăng đó là tính cộng đồng - một sắc thái văn hóa rất cơ bản của con người xứ Nghệ nói riêng và người Việt Nam nói chung đã có từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Chè xanh Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương... nếu biết cách nấu, cách om thì thơm ngon và bổ. Đặc biệt là mùa nóng: “Nắng lửa gió Lào” ở Nghệ An, đi làm về khát nước, nếu được một bát nước chè xanh đang bốc khói thì tác dụng có lẽ không kém bia hơi Hà Nội. Tốt hơn nữa, cho vào bát nước chè xanh đặc sánh một chén mật mía đánh cho tan rồi uống thì vừa mát lại còn bổ. Mặt khác uống nước chè chát còn có tác dụng giải nhiệt, hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư, còn bã chè dùng để nuôi lươn và phân bón rất tốt.
Làng xóm là những tế bào hợp thành huyện tỉnh, là sản phẩm tự nhiên được hình thành trong quá trình định cư. Chính thông qua tục uống nước chè chát mà trong làng thường xuất hiện nhiều phường hội giúp đỡ nhau như: phường lợp nhà, phường cưới dâu, phường lúa, phường thịt tết, v.v... Bởi người Việt thường rất ghét lối sống “Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ”. Và họ rất thích: “Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại”. Cũng chính từ quan niệm đó cho nên trong các cuộc uống nước chè chát đông vui, bao giờ cũng là những buổi trao đổi kinh nghiệm làm ăn và giúp nhau trong mọi công việc. Chính đây là một tập quán rất văn hóa có từ ngàn xưa đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của văn hóa rất xứ Nghệ mà đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Bạn thấy đó, không trầm trọng như Trà Đạo của người Nhật, không là trạm ghé chân như các nơi bán trà ở Sài Gòn, nhưng các phường trà này vẫn có một đạo lý riêng, một điểm đến cho bao nhiêu người chia xẻ. Cũng không biến thành tiện nghi như các gói trà pha liền bên xứ người mà bạn đang uống, nhưng cũng là rất mực tiện nghi cho các mái đầu ghé vào nhau, cùng chia xẻ những ngày mệt nhọc. Chúc bạn vui.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.