Hôm nay,  

Khi Vợ Là “tư Lệnh”

10/3/200000:00:00(View: 5633)
Bạn,
Theo tường thuật của báo Phụ Nữ, trong một cuộc tọa đàm về chống bạo hành trong gia đình tổ chức tại Sài Gòn, một vị cao niên đã dè dặt phát biểu: “Phụ nữ mà bị bạo hành thì dễ nhận thấy và can thiệp, chứ cánh đàn ông chúng tôi bị “bạo hành” thì khó phát hiện lắm. Ai lại dám đi khoe vợ bị lấn lướt, cầm quyền.” Thế rồi ông kể cho mọi người nghe hai chuyện điển hình mà ông là chứng nhân.

Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại gia đình anh T.Đ, quản đốc một phân xưởng sản xuất giày. Trong suốt 15 năm trời từ khi lấy vợ, anh T.Đ như sống trong chế độ mẫu hệ, con cái học cái này, mua cái kia, đi chỗ nọ đều hỏi mẹ. Có khi người chồng đã đồng ý cho con làm một điều gì đó, nhưng chúng bảo mẹ chưa có ý kiến, coi chừng bị la. Người chồng cũng buồn nhưng nghĩ con còn nhỏ, chưa hiểu gì nên bỏ qua. Thế nhưng người vợ lại tỏ ra hãnh diện, tự hào khi thấy mình chưa có ý kiến gì thì cả cha lẫn con không dám tự tiện làm gì. Nỗi buồn này trút vào các đồ nhậu, biết tỏ cùng ai. Mới đây, suốt cả nhà anh T.Đ, vui vẻ vì anh chị của cô vợ từ Pháp về thăm nhà, rồi tiệc tùng, du lịch. Nhưng sau khi anh chị cô vợ về Pháp, giữa vợ chồng anh T.Đ đã xảy ra chiến tranh lạnh triền miên. Anh chồng mặt mày ủ dột, tâm tình với một người quen: Công việc ở công ty cuối năm ngập đầu, mọi người phải tăng ca. Vậy mà cứ đòi mình xin nghỉ phép để dắt anh chị, con cháu của bả đi chơi, đi xuyên Việt. Tôi từ chối vì công việc không thể bỏ, thì bả trừng mắt nói ngay: Anh chị tôi lâu năm mới về thăm, anh làm cái chức gì mà không dám nghỉ" Anh không còn coi tôi ra cái gì hả" Không sao, chẳng mất của anh một xu. Tôi cần sự có mặt của anh để khi về lại bên ấy, anh chị tôi không trách thằng em rể sao lại quá hờ hững.

Chuyện thứ hai xảy ra tại một gia đình mà người kể gọi là thím Năm. Bà thím Năm này luôn luôn rất tự hào về cô con gái đầu lòng của mình. Bà thím này luôn lấy đó làm gương cho những đứa con sau: Bây lấy chồng phải học theo chị Hai. Phải biết nắm đầu chồng như nó mới được. Người ngoài nhìn vào vừa vị nể, vừa có thể muốn làm gì thì làm, giúp ai thì giúp, chồng biết đâu mà nói. Theo người kể chuyện, thì chồng của bé Hai (con gái của bà thím) không nhu nhược như vậy, nhưng thấy vợ giỏi giang trong buôn bán cũng như tề gia nội trợ, nên tin tưởng giao hết mọi việc cho vợ. Từ đó bé Hai như thấy mình như vị tướng giữa trận mạc, luôn nghĩ rằng việc nào không có tay cô nhúng vào thì không xong và rồi tự quyết định hết thảy. Người chồng trong những năm đầu có người vợ đảm đang thì thấy khỏe ra. Nhưng cảm giác mình cũng nghe lệnh như con, dần dần làm anh khó chịu. Bực mình, anh trao đổi với vợ, thì cô ấy sửng cồ mắng át đi: Biết gì mà nói, thời nay nam nữ bình quyền, ai giỏi người nấy lo, người ấy quyết định. Vốn không thích to tiếng, anh chồng đành nhịn để giữ hòa khí. Nhưng có ai động đến nỗi đau thì anh ấy thở dài: Đó là bà nội tôi, chứ vợ gì! Có lần cô em ruột sinh nằm ở bệnh viện, anh đến thăm, thấy em gái đang thất nghiệp, bèn thanh toán luôn tiền lệ phí bệnh viện. Cô em mừng khoe với chị dâu, không ngờ gây đại họa cho ông anh. Suốt cả một tuần trời, cô vợ cứ dằn vặt ông chồng, không phải vì tiếc mấy trăm ngàn đồng mà tức chồng, cô nói: Anh coi tôi như người giúp việc, không thèm hỏi ý kiến. Hay anh muốn chứng tỏ cho em anh thấy, chị dâu nó chẳng là cái đinh gì đối với anh.

Bạn,
Một số nhà tâm lý đưa ra nhận định: các ông chồng không phải là không thích nghe lời vợ. Nhưng họ ghét bị vợ ra lệnh, buộc tội, quở trách, nhất là trước mặt người ngoài. Đối với các ông chồng, đó là sự phát sinh kỳ quặc ở người vợ dịu dàng, dễ thương mà họ đã cưới hỏi. Và khi người vợ là “tư lệnh” thì sóng gió sẽ xảy ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thuốc giả bán cho bệnh nhân ung thư đã vào Việt Nam bằng cách nào? Cán bộ nào mở cửa cho thuốc giả vào?
Tuần lễ này có một ngày để tưởng nhớ tới nhà văn Nhất Linh, cũng là một người hoạt động nhiều lĩnh vực: ngày 7 tháng 7 năm 1963 là ngày nhà văn tự sát.
Thứ Ba tuần này là ngày 9 tháng 7 năm 2019. Như thế là tròn 66 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử. Làm cách nào một người yêu nước như cụ bà lại có thể bị xử tử? Đó là những câu chuyện rất lạ của một thời lịch sử. Khi một người như cụ bà bị oan như thế, nghĩa là sẽ có cả triệu người bị oan khuất...
Chờ sập… chung cư cũ chờ sập… Hiện nay tại TP.SG đang có hàng trăm chung cư cũ chờ... sập.
Bệnh là nỗi lo triền miên của dân mình… Nhiều khi chỉ vì tự mình gây ra bệnh, như hút thuốc lá, uống rượu, phê ma túy, hoan lạc luông tuồng… Trong khi đó, y phí lúc nào cũng là gánh nặng, bệnh viện lúc nào cũng hết giường…
Có vẻ như bóng đá Việt Nam có uy tín hơn bao giờ hết? VTC News ghi rằng, theo tờ Fox Sports Asia nhận định, ĐT Việt Nam xứng đáng đại diện cho Đông Nam Á nếu đăng cai World Cup 2034.
Kinh tế Việt Nam tăng chậm lại, vì bi tác động nhiều yếu tố. Trong khi đó, sốt xuất huyết gây kinh hoàng, tăng vọt…
Công ty nấu bia… bỗng nhiên nô. Hãng bia Bình Dương thê thảm, một người chết. Báo Người Lao Động kể: Nổ lớn ở công ty bia tại Bình Dương, 1 người tử vong… Sau tiếng nổ lớn, hàng trăm mét vuông mái tôn công ty bị tốc bay, một số bồn chứa bia bị văng mất nắp, một người tử vong.
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam, và rồi đã chết đi trong khi nhìn thấy quê nhà không hề có gì là tự do, dân chủ.
Là nho sĩ, là nhà giáo, là nhà thơ, và là nhà ái quốc… Cụ Nguyễn Đình Chiểu bị thảm là sinh vào thời mất nước. Trong tuần lễ này là những ngày đặc biệt của cụ: sinh ngày 1 tháng 7/1822 ở làng Tân Thới, Gia Định Thành
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.