Hôm nay,  

Phụ Nữ Gác Chắn Tàu

29/12/200000:00:00(Xem: 5140)
Bạn,
Những phụ nữ được nhắc đến trong lá thư này là những nữ công nhân của ngành hỏa xa VN (trong nước gọi là đường sắt). Đó những người ứng trực trên các giao lộ có tàu lửa chạy qua. Không như những lao động ngành nghề khác, công nhân gác chắn tàu cứ làm việc 12 giờ thì nghỉ liền 24 giờ sau đó, rồi lại tiếp tục làm 12 giờ, nghỉ 24 giờ, bất kể ngày đêm. Công việc của họ thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng trách nhiệm thì đè nặng trên vai. Suốt thời gian vào ca dù sáng hay tối, nắng hay mưa, họ phải đón những chiếc tàu đi qua để hạ chắn. Câu chuyện về họ được báo Phụ Nữ ghi lại như sau.

Nhiệm vụ của công nhân là phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu, xe và người đi đường. Đôi khi họ bị khách đi đường vì vội vàng vượt ẩu, những người say rượu cố tình tháo chắn, băng qua, trong lúc tàu đang đến gần. Ở Long Khánh có trường hợp chắn đã được hạ xuống, nhưng một xe hơi lao đến thắng không kịp, làm chắn đập vào người công nhân gây thương tích, phải cấp cứu tại bệnh viện. Theo quy định, khi ra đón tàu công nhân phải đứng nghiêm trong suốt thời gian tàu qua, không mang khẩu trang. Thời gian để một đoàn tàu đi qua khoảng 5-15 phút. Ngày mưa thì đỡ, còn ngày nắng thì bụi bặm, rác rưởi trên tàu vứt xuống công nhân đều lãnh đủ. Ở giữa hai chắn Lê Văn Sỹ và Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, phóng viên báo Phụ Nữ thấy có một đống rác to do người dân quanh đó chờ đêm tối đem ra vứt bỏ, chị em phải thu gom đem đốt để giữ vệ sinh chung, nhưng không thể nào dọn hết được.

Về khuya, dọc hai bên đường sắt là nơi tệ nạn xã hội tập trung nhiều nhất. Có nhiều đêm các con nghiện ngang nhiên hút chích ngay trên đường sắt, đến giờ đón tàu các nữ công nhân gác chắn phải lựa lời mời khéo để họ tản ra. Một chị tên là Huê, phụ trách gác chắn ở Biên Hòa, kể: Những con nghiện, dân bụi đời ở đâu không biết, nhưng cứ từ chập tối đến khuya là kéo nhau về tụ tập trên đường ray. Nhiều khi ra đón tàu một mình cũng sợ, nhưng vì an toàn là trên hết, nên phải nhỏ nhẹ họ mới chịu đi ra xa một chút. Tàu qua xong là họ phải tập trung về chỗ cũ, nặng lời rất dễ sinh chuyện lôi thôi.

Viên chức phụ trách khu vực đường sắt Sài Gòn cho biết: Vì điều kiện làm việc, các nữ công nhân thường xuyên tiếp xúc với nắng, bụi, tiếng ồn...nên đa số chị em mắc bệnh về tai, mũi, phổi. Thông thường cứ mỗi buổi sáng các nữ công nhân đều được thông báo cho biết lịch tàu chạy trong ngày. Nhưng đôi lúc điện thoại bị trục trặc, đến giờ đón tàu họ không được báo trước, ai cũng lo lắng canh từng giờ, từng phút, bỏ cả những sinh hoạt thường ngày. Công việc đòi hỏi trách nhiệm cao, nhưng mức thu nhập của các nữ công nhân gác chắn tàu thì khá thấp, người mới làm thì khoảng 400 ngàn đồng (gần 28 đô), người làm lâu năm có mức lương cao nhất cũng chưa đến 950 ngàn đồng/tháng (chưa đến 67 đô). Một nữ công nhân ở trạm chắn tàu Lê Văn Sỹ, 48 tuổi, có thâm niên công tác 21 năm, than: Với mức thu nhập thấp như thế, lấy đâu tiền cho con đi học. Mức thu nhập của chị là 937 ngàn đồng, phải nuôi bốn người con và chồng 63 tuổi bị liệt hai chân. Ngày nào khỏe, chồng chị đi bán vé số dạo, kiếm khoảng 5 ngàn đến 7 ngàn đồng. Các con của chị hiện chưa có công việc ổn định, nên cả nhà 6 miệng ăn đều trông chờ vào đồng lương của chị.

Bạn,
Do trình độ văn hóa thấp, lại lớn tuổi, không có nghề nghiệp khác, lại bị khống chế thời gian nên ngoài lương ra các nữ công nhân chắn tàu không làm thêm được gì. Suy nghĩ chung của họ là không muốn con em mình theo nghề này dù gia đình họ trước đây đều có truyền thống làm ngành hỏa xa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.