Hôm nay,  

Khi Nông Dân Đòi Lại Đất

24/10/200000:00:00(Xem: 5062)
Bạn,
Như VB đã loan tin, thượng tuần tháng 10/2000 vừa qua, đoàn công tác của chính phủ CSVN công tác tại Bến Tre đã nhận đơn khiếu kiện của hàng trăm gia đình nông dân thuộc các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày tỉnh Bến Tre xin đòi lại đất đã bị đưa vào các tập đoàn sản xuất, mô hình của sản xuất tập thể mà CSVN áp dụng tại Việt Nam trước thập niên 90. Mời bạn nghe câu chuyện nông dân đòi lại đất theo tường thuật của phóng viên báo Tuổi Trẻ.

Nguyên cả buổi sáng vẫn không đủ để 600 người dân Bến Tre khiếu kiện đòi lại đất đã đưa vào tập đoàn sản xuất trình bày hết những bức xúc của mình tại tại hội trường của tỉnh, trước phái đoàn công tác liên ngành của chính phủ do bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc làm trưởng đoàn. Sau lời mở đầu của vị bộ trưởng, nông dân Phan Văn Hiện, 73 tuổi, ở xã An Hiệp, Ba Tri, với vẻ ngần ngại, đã trình bày hàng loạt vấn đề mà theo ông là hết sức bức xúc vì nông dân đã đưa đất vào tập đoàn thì bị người khác bao chiếm hết. Ông Võ Ngọc Trạc cũng ở Ba Tri nói một số cán bộ có chức có quyền thừa cơ hội bao chiếm nhiều đất rồi đem bán, trong khi người chấp hành chủ trương đưa đất vào tập đoàn thì không đủ đất để sinh sống.

Ông Phạm Văn Tiến ở ấp 5, xã Tân Xuân, Ba Tri, nêu những bất hợp lý ở chỗ cán bộ giành hết đất tốt không làm mà đem bán, hoặc chủ trương cao bằng phi lý ở chỗ có những người không phải hộ nông dân, làm nghề buôn bán hay tiểu thủ công nghiệp cũng được cấp đất và đem bán hoặc cho mướn lại để hưởng lợi từ 600 ngàn đồng hay 1 triệu đồng/ 1 năm. Theo bà Phạm Thị Cúc ở ấp 3, xã Ngãi Trung, Ba Tri, đất còn được cấp cho những người không có mặt ở địa phương. Bà cho rằng mười hai năm qua chính quyền làm sai mà không chịu sửa, đảng viên cán bộ bao chiếm nhiều ruộng đất nhưng cứ để tồn tại mãi cho đến ngày nay.

Gần 20 ý kiến tiếp theo của người dân huyện Giồng Trôm, cũng bức xúc tương tự như trên nhưng có phần căng thẳng hơn. Ông Trần Văn Tươi tự giới thiệu là cán bộ hưu trí, nói rằng trước đây ông vận động, khuyến khích gia đình đưa đất vào tập đoàn, sau đó nhận khoán lại theo hình thức nhân khẩu. Bây giờ chủ đất cũ đòi lại, chính quyền giải quyết, ông không chịu, bị cưỡng chế, cuối cùng trắng tay không còn cục đất chọi chim. Ông cho rằng hầu hết đất xã lấy chia cho cán bộ nhiều lắm như là bà Khôi, nguyên là ủy viên ủy ban xã.

Bà Võ Thị Tiết cũng tố cáo ông Đinh Văn Nở có người nhà làm công an trên huyện, anh bà đòi lại nhà đất đã bị bắt tù hai tháng, làm đơn kiện thì xã chỉ lên huyện, huyện chỉ về xã. Nhiều ý kiến khác cũng tố cáo đích danh một số cán bộ xã, nổi bật là xã An Ngãi Tây.

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khi giải trình những ý kiến của người dân, viên chủ tịch huyện Giồng Trôm là Nguyễn Thanh Liêm biện minh rằng đã cố gắng giải quyết nhưng chưa có chủ trương nên việc nhiều trường hợp không giải quyết được. Khi viên bộ trưởng Tư pháp, trưởng đoàn công tác, hỏi về tình trạng cán bộ bao chiếm ruộng đất, chủ tịch huyện cho biết có khoảng 5-6 trường hợp. Thế nhưng sau khi nghe thêm ý kiến của người dân tố cáo viên chủ tịch xã tên là Triệu và một nguyên chủ tịch xã tên là Tâm, thì viên chủ tịch huyện lại thừa nhận có khoảng 12 trường hợp cán bộ có nhiều ruộng đất bị dân khiếu nại. Cuối cùng viên bộ trưởng chỉ biết ghi nhận vì không giải quyết tại chỗ được, hứa là tuần sau mới gặp để thông báo nhận định của đoàn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tuần vừa qua, có một ngày rất đặc biệt: Ngày Thơ Thế giới. Tên tiếng Anh là World Poetry Day.
Có phải Việt Nam sẽ qua mặt Singapore để trở thành thung lũng Silicon trong vùng Đông Nam Á? Hay chỉ là nằm mơ? Hay chỉ là được thổi ống đu đủ?
Vậy là sóng gió Biển Đông... Trung Quốc hung hăng... Việt Nam lạnh cẳng... Bản tin VOA kể: Hải quân Trung Quốc sắp tiến hành tập trận trên Biển Đông. Reuters dẫn nguồn từ tờ báo chính thức của quân đội TQ hôm 23/3 cho biết hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ các cuộc diễn tập thường niên.
Vậy là cấm đánh cá Biển Đông... Trung Quốc ngang ngược như thế. Và thế là Việt Nam phản đối... Nhưng ảnh hưởng là: tàu lạ quấy nhiễu, tấn công tàu cá Việt Nam.
Vậy là bàn tay sắt của công an Trung Quốc vươn sang tận Châu Âu để đàn áp dân tộc Duy Ngô Nhĩ... Cũng là một cảnh báo, nếu Việt Nam rơi vào tay TQ, sẽ y hệt như thế...
Nổ lớn, nhưng may mắn là nổ ban đêm, nhằm lúc vắng người… Đây cũng là lúc nhắc nhở về an toàn trong khu phố…
Việt Nam dưới mắt Trung Quốc chỉ là một quốc gia láng giềng, yếu kém, nhỏ nhoi, bướng bĩnh, “chẳng đáng xem,” nhưng cũng là “bất khuất, đồng chủng, đồng văn” với TQ... Đó là cái nhìn từ các chiến lược gia TQ. Đúng hay sai?
Chúng ta đang tới gần Hạnh phúc... Đúng ra, là tới gần Ngày Quốc tế Hạnh phúc... Chính thức, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm là Ngày 20 tháng Ba.
Hai miền Đại Hàn có vẻ như sẽ thoát một trận đổ máu kinh hoàng... Đó là hy vọng, trong khi một hội nghị thượng đỉnh Liên Triều sắp tổ chức. Thà là nói chuyện, chuyện gì cũng được. Thà là giới lãnh đaọ Bắc Hàn, Nam Haà gặp nhau để nói chuyện cà phê, chuyện trà, chuyện kim chi... còn hơn là kéo quân sang giết nhau như kiểu VN.
Trong khi chính phủ Hoa Kỳ vinh danh chị Đỗ Thị Minh Hạnh, chính phủ Trung Quốc bắt tín đồ Pháp Luân Công của Việt Nam... Thế giới quả nhiên là đầy gian nan.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.