Hôm nay,  

Dân Ơû Lậu Dưới Chân Núi

09/01/200300:00:00(Xem: 4573)
Bạn,
Họ là những người Mường ở tận Phú Thọ đã "di cư tự do" vào tỉnh Thừa TT-Huế. Không hộ khẩu, không một mảnh giấy tờ tùy thân. Gần 10 năm nay dưới chân núi Bạch Mã, chỉ có 6 gia đình nhưng họ đã khai phá và lập ra một ngôi làng, làng không tên, làng của người nhập cư "lậu". Báo Lao Động viết về họ như sau.
Chuyện của làng này kể từ cư dân Đinh Giáp và bắt đầu từ năm 1985, khi một người thanh niên tên là Phan Cừ, người trong làng còn gọi là Cừ "méo", ở thôn 9, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc (TT-Huế) trở về quê nhà. Không nghề nghiệp, nên cũng như bao thanh niên khác trong làng dạo ấy, anh Cừ đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống, từ làm thuê, cưa gỗ, đi tìm trầm... khắp nơi trong Nam ngoài Bắc. Theo tiếng gọi của trầm, năm 1989, "bước chân giang hồ" của anh Cừ đã đặt đến tỉnh Phú Thọ, vào huyện miền núi Yên Lập, rồi xã Thượng Long, và cuối cùng là một bản người Mường heo hút. Ở đấy, anh đã gặp Đinh Giáp, năm ấy Giáp 18 tuổi. Anh nhớ lại: "Hồi nớ thằng Giáp rách nát và xác xơ nhìn không ra người. Được cái tốt bụng. Mới làm quen với nhau một hồi trên núi, tui nhờ hắn về chợ huyện mua giúp ít lương thực, thuốc men... rứa là hắn đi ngay. Cũng vì rứa mà tui thương hắn từ đó, coi hắn như em. Ngày tui bỏ về quê vì không tìm được trầm, tui vui miệng rủ Giáp về Huế chơi. Về quê vài tháng, một hôm bỗng nhiên thấy thằng Giáp lù lù xuất hiện ở cửa nhà tôi với một bộ dạng còn tả tơi hơn hồi gặp lần đầu với câu nói: "Anh chị cho em ở nhờ rồi có việc cho em làm với, việc chi cũng được, việc chi em cũng làm".

Năm nay mới 32 tuổi, nhưng trông Giáp như đã ngoài 40 bởi sự khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt từng trải. Giáp kể: "Hồi đó ở quê đói, khổ đến cùng đường, đất đai thì cằn cỗi, mùa màng thất bát liên miên. Người dân bỏ bản, bỏ làng đi gần hết". Thấy Phú Lộc là nơi có thể dung thân được, ít nhất là có cái ăn qua ngày, Giáp đã có một quyết định rất quan trọng rằng sẽ ở hẳn đất này để lập nghiệp. Nói là lập nghiệp cho oai, chứ thực ra nhiều năm liền, Giáp toàn làm thợ "đụng", đụng việc gì làm việc đó. Thế mà Giáp rất sung sướng bởi "ở ngoài đó đi làm thuê cho người ta, giỏi lắm ngày kiếm được 12 ngàn đồng, vào đây đi làm thuê ngày cũng kiếm được từ 25 ngàn-30 ngàn đồng, nên hăng lắm", Giáp nói. Trong những năm tháng đi làm thuê, làm mướn ở hầu khắp miệt Phú Lộc, Giáp đã làm quen và kết duyên với chị Hoàng Thị Phượng, người cùng quê, đang nhận một người chuyên đi tìm trầm ở Phú Lộc làm ba nuôi. Năm 1999, hai người dắt nhau ra quê để làm đám cưới, rồi quay ngược trở vào Phú Lộc để... đi tìm đất cắm dùi. Giáp bảo: "Cưới được vợ rồi, không thể ở nhờ mãi nhà người ta được. Anh Cừ dẫn mình đi tìm đất. Ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng mình xin được một cái rẫy bỏ hoang của người ta để dựng một căn chòi, rồi mãi cho đến bây giờ..."
Bạn,
Báo LĐ viết tiếp: gọi là làng cho nó hoành tráng, chứ thực chất bây giờ "làng" chỉ vỏn vẹn có 6 hộ gia đình vắt vẻo trên ngọn đồi ở bên kia Khe Su, dưới chân núi Bạch Mã, họ đều là người Mường di cư từ Phú Thọ vào. Tiểu sử làng cũng lại bắt đầu từ Giáp. Theo chân Giáp, bố mẹ, anh chị em, tất cả 10 người lần lượt kéo nhau vào đây lập thành 4 hộ gia đình, hàng xóm của Giáp ở Phú Thọ vào thêm hai hộ nữa thế là thành 6 hộ, cùng 14 đứa trẻ con lớn nhỏ. Thế là lập thành một làng, làng không tên, cũng chẳng ai buồn đặt tên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.